Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Có gì bên trong câu chuyện thay Valentine thành “Lễ ôm bò”

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đề xuất chuyển “Ngày lễ tình nhân” thành "Ngày lễ ôm bò" của Ấn Độ cho thấy những bất đồng chính trị, xã hội cũng như nỗ lực thoát ly của quốc gia này khỏi phương Tây.

Người phụ nữ với con bò trong lễ cầu nguyện của Hindu giáo ở sông Hằng. Nguồn: Nikkei Asia
Người phụ nữ với con bò trong lễ cầu nguyện của Hindu giáo ở sông Hằng. Nguồn: Nikkei Asia

Ủy ban phúc lợi động vật của Ấn Độ (AWBI) đã kêu gọi tất cả người dân Ấn Độ chọn ngày 14/2 để tổ chức “Lễ ôm bò” thay vì lễ tình nhân như truyền thống.

Đối với Ấn Độ, bò là một con vật không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây, còn đối với Ấn Độ giáo, loài vật này được tôn thờ không khác gì một vị thần. Có thể nói, bò chẳng khác gì người mẹ, người mang lại tất cả sự sung túc cho nhân loại. Trước sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của nền văn minh phương Tây, dường như những giá trị truyền thống của đạo Hindu đang dần mất đi, trong đó có lễ hội này.

Tất nhiên, đề xuất trên cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó có những lời châm chọc, meme tràn lan trên mạng xã hội hay thậm chí hơn là những lời phê phán, chỉ trích từ cư dân mạng.

Ông Jairam Ramesh, tổng thư ký phụ trách truyền thông của đảng Quốc hội Ấn Độ đối lập, đã châm biếm sau khi đề xuất bị loại bỏ: "Ai đã lên ý tưởng này ngay từ đầu?"

Không thể phủ nhận ý nghĩa của bò đối với nhiều người theo đạo Hindu cũng như vị trí của nó trong nền kinh tế. Nhưng không ít ý kiến cho rằng dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, AWBI ngày càng xem loài vật này như một biểu tượng chính trị.

Ông V.K. Raman, giáo sư tại Đại học Delhi cho biết "Ngày ôm bò trở thành vấn đề được quan tâm đối với phần đông phái cánh hữu theo đạo Hindu: Một là ủng hộ ngày ôm bò và hai là phản đối ngày lễ tình nhân."

Gần đây, các tổ chức nhân quyền nhận thấy rằng những sắc lệnh mới ra đang hạn chế dần những ngày lễ truyền thống như “Ngày Ôm Bò” cũng như việc chính phủ phá hủy các tàn tích lịch sử dưới danh nghĩa loại bỏ chủ nghĩa thực dân.

Năm ngoái, nhà lập pháp Kirori Lal Meena cho biết bò là một phần không thể thiếu trong văn hóa Ấn Độ, yêu cầu chính phủ ra luật ngăn chặn việc giết mổ bò, đồng thời biến nó thành linh vật quốc gia.

Một số bang của Ấn Độ có đa số người theo đạo Hindu đã cấm giết mổ bò. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ làm nảy sinh một số vấn đề khác. Chẳng hạn, tình trạng gia súc phá hoại mùa màng đã trở nên phổ biến ở Uttar Pradesh – nơi nghiêm cấm vận chuyển, giết mổ bò.

Những năm gần đây, việc sử dụng bạo lực núp bóng danh nghĩa bảo vệ bò đã đặt Ấn Độ vào tình trạng báo động. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, từ năm 2015 đến năm 2018, các nhóm bảo vệ bò ở Ấn Độ đã khiến ít nhất 44 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người Hồi giáo. Người bạo động lấy lý do quốc gia giành rất ít sự quan tâm cho vấn đề bảo vệ động vật. Bằng chứng là số lượng bò chết trong các trại tạm trú của chính phủ ngày càng gia tăng.

Một số người đã chỉ trích việc chính phủ ông Modi không kịp thời ngăn cản cũng như quyết liệt lên án các cuộc tấn công. Điều này có thể xuất phát từ việc họ cho rằng hành vi trên không gây ra ảnh hưởng gì lớn.

Mặc dù hiện này AWBI đã không còn nhắc đến ngày lễ này nữa, nhưng chính phủ vẫn nhấn mạnh rằng những phản ứng thái quá trên là không cần thiết.

Người phát ngôn của chính phủ cho biết: “Bò rất quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp cũng như với người dân nơi đây. Tuy nhiên, việc thay “ngày lễ tình nhân” bằng “ngày lễ ôm bò” vì một động cơ chính trị thực sự là phi dân chủ và không nên được đặt ra.