Có gì ở Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” trước giờ khai mạc?

Tân Tiến
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Tối nay 4/2, Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” năm 2024, được tổ chức tại đường Bến Bình Đông – Nguyễn Văn Của (phường 13, quận 8 – TP Hồ Chí Minh) chính thức khai mạc. Vậy ở sự kiện này có những gì?

Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế và Đô thị vào tối 3/2, tại Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024, trước giờ khai mạc trên đường Nguyễn Văn Của và đường Bến Bình Đông (phường 13, quận 8) được Ban Tổ chức thiết kế trưng bày nhiều tiểu cảnh để du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm.

Trẻ em được cha mẹ đưa đi chụp ảnh tại tiểu cảnh lò nung Gốm Đỏ. Ảnh: Tân Tiến.  
Trẻ em được cha mẹ đưa đi chụp ảnh tại tiểu cảnh lò nung Gốm Đỏ. Ảnh: Tân Tiến.  
Tiểu cảnh các loại chậu trồng hoa, chậu đựng nước, độc bình đủ kích cỡ bằng Gốm Đỏ của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Tân Tiến.
Tiểu cảnh các loại chậu trồng hoa, chậu đựng nước, độc bình đủ kích cỡ bằng Gốm Đỏ của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Tân Tiến.

Trên đường Nguyễn Văn Của (từ cổng chào đi vào) là đoạn đường trưng bày các sản phẩm làm bằng Gốm Đỏ của tỉnh Vĩnh Long.

Chưa khai mạc, nhưng nhiều bậc cha mẹ đã cho con em đi chơi và chụp ảnh tại tiểu cảnh các sản phẩm bằng Gốm Đỏ của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Tân Tiến.
Chưa khai mạc, nhưng nhiều bậc cha mẹ đã cho con em đi chơi và chụp ảnh tại tiểu cảnh các sản phẩm bằng Gốm Đỏ của tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Tân Tiến.

Đoạn đường được thiết kế trưng bày lò nung gốm, các loại chậu trồng hoa, chậu đựng nước, các loại độc bình đủ kích cỡ đều làm bằng Gốm Đỏ đặt giữa hồ nước chen lẫn hoa sen. Cuối đoạn được Gốm Đỏ là ngôi nhà 3 gian 2 chái truyền thống (mô hình thu nhỏ) hoàn toàn bằng Gốm Đỏ nằm trong khu vườn thu nhỏ.

Độc bình các kích cỡ bằng Gốm Đỏ, được đặt trong hồ nước chen lẫn với hoa sen. Ảnh: Tân Tiến.
Độc bình các kích cỡ bằng Gốm Đỏ, được đặt trong hồ nước chen lẫn với hoa sen. Ảnh: Tân Tiến.
Rực rỡ đoạn đường Gốm Đỏ. Ảnh: Tân Tiến.
Rực rỡ đoạn đường Gốm Đỏ. Ảnh: Tân Tiến.
Ngôi nhà 3 gian 2 chái truyền thống (mô hình thu nhỏ) hoàn toàn bằng Gốm Đỏ, lớn nhất Việt Nam do ông Nguyễn Văn Buôl xây dựng, được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2023. Ảnh: Tân Tiến.
Ngôi nhà 3 gian 2 chái truyền thống (mô hình thu nhỏ) hoàn toàn bằng Gốm Đỏ, lớn nhất Việt Nam do ông Nguyễn Văn Buôl xây dựng, được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2023. Ảnh: Tân Tiến.

Đây là mô hình của ngôi nhà bằng Gốm Đỏ lớn nhất Việt Nam do ông Nguyễn Văn Buôl (ngụ phường 5, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) xây dựng, được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2023.

Những tiểu cảnh nổi bật tại Chợ hoa Xuân "Trên bến, dưới thuyền" Tết Giáp Thìn 2024. Clip: Tân Tiến.

Giữa đường Nguyễn Văn Của là dãy gian hàng bán sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành như: Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng)…, và cuối đường này là tiểu cảnh vườn hoa nằm giữa cặp Rồng đang uốn lượn do TP Đà Lạt thiết kế.

Quầy bán sản phẩm OCOP của TP Hồ Chí Minh tại Chợ hoa Xuân "Trên bến, dưới thuyền" Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh: Tân Tiến.
Quầy bán sản phẩm OCOP của TP Hồ Chí Minh tại Chợ hoa Xuân "Trên bến, dưới thuyền" Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh: Tân Tiến.
Giữa đường Nguyễn Văn Của là những gian hàng sản phẩm OCOP của nhiều địa phương. Ảnh: Tân Tiến.
Giữa đường Nguyễn Văn Của là những gian hàng sản phẩm OCOP của nhiều địa phương. Ảnh: Tân Tiến.

Sân khấu chính của Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024, không còn đặt trên đường Nguyễn Văn Của như những năm trước. Năm nay, Ban Tổ chức dựng hẳn khán đài ngay trên đường Bến Bình Đông (góc ngã ba Nguyễn Văn Của - Bến Bình Đông). Khán đài có sức chứa khoảng 500 người, ngồi xem trực diện với sân khấu nổi được dựng trên kênh Tàu Hủ.

Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” năm 2024, có khán đài để du khách ngồi thưởng thức các loại hình nghệ thuật vào mỗi tối. Ảnh: Tân Tiến.  
Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” năm 2024, có khán đài để du khách ngồi thưởng thức các loại hình nghệ thuật vào mỗi tối. Ảnh: Tân Tiến.  
Khán đài tại Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024, có sức chứa khoảng 500 người. Ảnh: Tân Tiến.  
Khán đài tại Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn 2024, có sức chứa khoảng 500 người. Ảnh: Tân Tiến.  

Phía trên ven kênh, xa xa với sân khấu chính là những gian hàng hoa, cây kiểng, gian hàng bán trái cây, và sản phẩm tiêu biểu vùng, miền. Còn phía trong bờ (trước dãy nhà cổ) trên Bến Bình Đông được thiết kế “Đường hoa nghĩa tình” với tiểu cảnh chính là những con Rồng khoác trên mình giàn đèn led với nhiều sắc màu rực rỡ, rượt đuổi nhau bay lượn dưới Cờ Tổ quốc.

Nhiều người đưa con, em đến tiểu cảnh vườn hoa Đà Lạt chụp ảnh lưu niệm trước ngày khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”. Ảnh: Tân Tiến.
Nhiều người đưa con, em đến tiểu cảnh vườn hoa Đà Lạt chụp ảnh lưu niệm trước ngày khai mạc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền”. Ảnh: Tân Tiến.

Ngoài các khu vực chính được thiết kế nhiều giàn đèn led rực rỡ sắc màu xen lẫn trong vạn sắc hoa, trên cầu bộ hành số 7 (bắc qua kênh Tàu Hủ, nối quận 8 và quận 6) cũng được trang hoàng hệ thống đèn led rực rỡ.

Nhiều gia đình đến “Đường hoa nghĩa tình” trên Bến Bình Đông để chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tân Tiến.  
Nhiều gia đình đến “Đường hoa nghĩa tình” trên Bến Bình Đông để chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tân Tiến.  
Tiểu cảnh “Đường hoa nghĩa tình” là những con Rồng khoác trên mình đèn led với nhiều sắc màu rực rỡ, rượt đuổi nhau bay lượn dưới Cờ Tổ quốc. Ảnh: Tân Tiến.  
Tiểu cảnh “Đường hoa nghĩa tình” là những con Rồng khoác trên mình đèn led với nhiều sắc màu rực rỡ, rượt đuổi nhau bay lượn dưới Cờ Tổ quốc. Ảnh: Tân Tiến.  

Năm nay, cũng có Phố Ông Đồ nhưng được dịch chuyển về trước Trường THPT Võ Văn Kiệt trên đường Bến Bình Đông.

Tiểu cảnh “Đường hoa nghĩa tình” rực rỡ ánh đèn bên dãy nhà cổ Bến Bình Đông. Ảnh: Tân Tiến.
Tiểu cảnh “Đường hoa nghĩa tình” rực rỡ ánh đèn bên dãy nhà cổ Bến Bình Đông. Ảnh: Tân Tiến.
Cầu bộ hành số 7 (bắc qua kênh Tàu Hủ) được trang trí nhiều giàn đèn led sáng rực rỡ. Ảnh: Tân Tiến.
Cầu bộ hành số 7 (bắc qua kênh Tàu Hủ) được trang trí nhiều giàn đèn led sáng rực rỡ. Ảnh: Tân Tiến.
Cầu bộ hành số 7 cũng là điểm để chụp ảnh lưu niệm vào buổi tối. Ảnh: Tân Tiến.
Cầu bộ hành số 7 cũng là điểm để chụp ảnh lưu niệm vào buổi tối. Ảnh: Tân Tiến.
Sân khấu chính trên kênh Tàu Hủ và khán đài để người dân ngồi xem, nghe các loại hình nghệ thuật vào buổi tối. Ảnh: Tân Tiến chụp từ trên cầu bộ hành số 7.
Sân khấu chính trên kênh Tàu Hủ và khán đài để người dân ngồi xem, nghe các loại hình nghệ thuật vào buổi tối. Ảnh: Tân Tiến chụp từ trên cầu bộ hành số 7.

Theo nhiều người dân địa phương, từ tối ngày khai mạc 4/2 (tức 25 tháng Chạp) đến kết thúc Chợ hoa Xuân “Trên bến, dưới thuyền” Tết Giáp Thìn năm 2024 vào ngày 8/2 (tức 29 tháng Chạp năm Quý Mão), du khách muốn vào tham quan, mua hoa, cây kiểng…, tự tìm nơi gửi xe rồi mới được đi bộ vào khu vực Chợ hoa Xuân.