Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ giới hóa là “chìa khóa” để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Kinhtedothi- Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là “chìa khóa” để nâng cao giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động và chi phí đầu tư.

Sáng 23/5, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Ứng dụng cơ giới hoá trong sản suất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên”.

Các đại biểu tham dự diễn đàn.

Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là nông dân các tỉnh trong khu vực, chuyên gia, nhà khoa học từ Trung ương đến địa phương.

“Ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp. Diễn đàn được tổ chức nhằm kêu gọi nhiều hơn nữa các tổ chức, doanh nghiệp giới thiệu công nghệ, giúp bà con tiếp cận quy trình công nghệ, trang thiết bị hiện đại để dần chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang ứng dụng cơ giới hóa, nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp”- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho biết.

Dịp này, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến tâm huyết, bài học về cả lý thuyết lẫn thực tiễn để giúp ngành nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, khu vực Nam Trung Bộ- Tây Nguyên nói chung tìm được những giải pháp cũng như tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp.

Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm tại diễn đàn.

Tại Quảng Ngãi, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở một số khâu còn ở mức thấp, không đồng đều, khâu thâm canh, chế biến, bảo quản nông sản hầu như chưa được cơ giới hóa, sản xuất thủ công là chính chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung cho cây lúa và ở khâu làm đất và thu hoạch, khâu gieo sạ và chăm sóc còn rất thấp.

Đến năm 2023, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 90%, khâu gieo sạ 0,4%, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật 45%, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp khoảng 70%.

Thực tế cho thấy, để giải quyết bài toán cơ giới hóa cho nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương lân cận không phải là việc làm trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian. Bởi vấn đề này không chỉ liên quan đến vốn, nhân lực và các chính sách ưu tiên, hỗ trợ mà còn cả điều kiện về hệ thống hạ tầng.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi nêu quan điểm.

“Có thể khẳng định rằng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là “Chìa khóa” để nâng cao giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động và chi phí đầu tư. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp đi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững, phát triển”- Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi nêu quan điểm.

Diễn đàn còn là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học cùng bà con nông dân giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc triển khai, áp dụng ngày càng sâu rộng cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển nông nghiệp bền vững.

Đồng thời, tư vấn, khuyến cáo nông dân mạnh dạn liên kết sản xuất để hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng quy mô vùng sản xuất; tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp tăng cường liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Các đại biểu tham quan một số gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp trong khuôn khổ của diễn đàn.

Từ đó, góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển ổn định, bền vững kết hợp với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Chòng chành thuyền thúng

Chòng chành thuyền thúng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ