Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - Turkmenistan hợp tác, đầu tư

Kinhtedothi - Sáng 29/6, Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Ngoại giao Turkmenistan, Liên đoàn các nhà Công nghiệp và Doanh nghiệp Turkmenistan tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Turkmenistan. 

Sự kiện nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Turkmenistan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vepa Hajiyev, cùng đoàn hơn 30 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Xây dựng, vật liệu xây dựng, vận tải, hóa chất và thực phẩm… sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 27/6 - 1/7/2022.

Các đại biểu chia sẻ tại sự kiện.

Diễn đàn là cơ hội tốt để doanh nghiệp hai bên cập nhật thông tin thị trường, tìm hiểu môi trường đầu tư và kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam được gặp gỡ trực tiếp hơn 30 doanh nghiệp hàng đầu của Turkmenistan hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, vận tải và giao nhận hóa chất, tài chính - ngân hàng, xuất nhập khẩu thực phẩm… nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư - kinh doanh trong thời gian tới.

Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992 đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Turkmenistan phát triển tốt đẹp trong suốt 30 năm qua. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan năm 2021 đạt 0,56 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Turkmenistan đạt 0,46 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu từ Turkmenistan về Việt Nam đạt 0,1 triệu USD, giảm 76,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa, số liệu thương mại hiện nay chưa phản ánh được tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thương mại. Vì thế diễn đàn hôm nay sẽ là cơ hội để hai bên để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong thời gian tới:

Thực tế trong thời gian vừa qua, có rất ít hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức giữa hai quốc gia do cộng động doanh nghiệp hai nước còn ít có hiểu biết về thị trường của nhau, hoạt động vận chuyển hàng hóa, thanh toán còn nhiều khó khăn, sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực...

Do đó để góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Turkmenistan trong thời gian tới, các ý kiến tại toạ đàm cho rằng, hai bên tiếp tục phối hợp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để hỗ trợ cho hợp tác kinh tế - thương mại song phương: Tiến hành ký kết các hiệp định trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, động vật, công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng sản phẩm…; Tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, doanh nghiệp, hàng hóa, cơ hội hợp tác kinh doanh - đầu tư song phương để cung cấp cho các doanh nghiệp hai nước;

Nghiên cứu khả năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực dầu khí; Xem xét tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát thị trường, tham dự các Hội chợ chuyên ngành tại Turkmenistan để giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Turkmenistan Vepa Hajiyev kỳ vọng, sự kiện hôm nay sẽ là dấu mốc mới cho sự phát triển hợp tác thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. "Chúng ta cần tăng cường những nỗ lực chung để phát triển vai trò của cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong đó cần phải tính đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ" - Ngài Vepa Hajiyev nói.

Theo đó, cần phải thiết lập các hình thức hợp tác đa dạng trong các phân khúc như sản xuất hàng công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực khác… Mong rằng, sau diễn đàn hai bên sẽ có mối liên hệ hợp tác cùng có lợi.

Tại diễn đàn, Công ty Yokary tilsimatlar merkezi và FPT Software ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong hệ thống kỹ thuật số; LIBS Software và Công ty "Emel san” ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong hệ thống kỹ thuật số; Công ty Savvycom JSC và Công ty Milli ulgam ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược trong việc phát triển các giải pháp CNTT và bảo mật; Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa và Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Turkmenistan Dovran Hudayberdiyevn ký kết Ý định thư về việc hợp tác hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

 

Năm 2021 Việt Nam có quy mô GDP 368 tỷ USD, lớn thứ 41 thế giới, quy mô xuất nhập khẩu 668 tỷ USD, lớn thứ 20 thế giới. Dự báo trong 10 năm tới, GDP Việt Nam sẽ vượt trên 1.000 tỷ USD. Việt Nam có môi trường đầu tư, kinh doanh mở hàng đầu thế giới, với 17 Hiệp định thương mại tự do FTAs đã được ký kết. Đến nay, đã có các doanh nghiệp đến từ 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư trên 420 tỷ USD vào Việt Nam.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
ĐHCĐ Techcombank: hé lộ kế hoạch đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái dựa trên công nghệ- dữ liệu trong kỷ nguyên mới

ĐHCĐ Techcombank: hé lộ kế hoạch đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái dựa trên công nghệ- dữ liệu trong kỷ nguyên mới

26 Apr, 04:05 PM

Kinhtedothi- Ngày 26/4/2025, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (ĐHCĐ). ĐHCĐ đã thông qua tất cả các tờ trình và nghị quyết, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án trả cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/ cổ phiếu và phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

WMF và dấu ấn tại Việt Nam với Flagship Store đầu tiên

WMF và dấu ấn tại Việt Nam với Flagship Store đầu tiên

25 Apr, 08:34 PM

Kinhtedothi- Ngày 24/4, tại Trung tâm thương mại Lotte Mall Tây Hồ, thương hiệu gia dụng cao cấp WMF đến từ Đức đã chính thức đánh dấu cột mốc quan trọng với sự kiện khai trương cửa hàng Flagship Store đầu tiên tại Việt Nam.

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ ngân hàng

25 Apr, 06:51 PM

Kinhtedothi- Nam A Bank đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ trong chiến lược phát triển bền vững dựa trên 2 trụ cột chính là số hóa và xanh hóa. Tăng cường hợp tác sâu rộng với các đối tác công nghệ hàng đầu là một trong những hoạt động góp phần giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược này.

Gợi mở để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu trước thuế quan của Mỹ

Gợi mở để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu trước thuế quan của Mỹ

25 Apr, 06:17 PM

Kinhtedothi - Dù chính sách thuế đối ứng sau đó đã được Mỹ tạm hoãn 90 ngày, nhưng những diễn biến này sẽ ảnh hưởng đến ổn định của nền kinh tế Việt Nam và đòi hỏi có những chính sách, nỗ lực của DN để thích ứng. Trong đó ưu đãi về tài chính cho sản xuất hàng thiết yếu đang là một trong những giải pháp tối ưu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ