Cơ hội mua sắm ưu đãi hơn 1.000 đặc sản vùng miền tại Hà Nội
Tuần hàng được tổ chức trong 5 ngày, từ 28/9 đến 2/10/2023, tại Khu đô thị Dương Nội 2 (phường Dương Nội, quận Hà Đông). 50 gian hàng với trên 1.000 sản phẩm đặc trưng của Hà Nội và 17 tỉnh, TP khác của cả nước đã quy tụ tại sự kiện xúc tiến thương mại này.
Ngoài các sản vật đã khá phổ biến của Hà Nội, người tiêu dùng còn được tiếp cận với các đặc sản với mức giá ưu đãi của các chủ thể đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, hay sản vật biển từ Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An…
Phát biểu khai mạc tuần hàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường nhấn mạnh, sự kiện là cơ hội giúp các chủ thể của Hà Nội và các tỉnh, TP của cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. “Bên cạnh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực của chủ thể OCOP, tuần hàng còn mang đến cơ hội mua sắm những nông sản, thực phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng Thủ đô, giúp người dân nhận diện thương hiệu và chọn lựa sử dụng…” - ông Tạ Văn Tường nhấn mạnh.
Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, từ năm 2019 đến nay, TP đã đánh giá, phân hạng được 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm khoảng 22% tổng số sản phẩm OCOP của cả nước 99.852 sản phẩm). Trong số này có 6 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia và 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao.
Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi phương thức sản xuất - kinh doanh của đại bộ phận người dân, nhất là các chủ thể; đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế ở nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân; thực hiện có hiệu quả các mục tiêu thuộc Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội.

Hà Nội - huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng): Bắt tay tiêu thụ sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - Với thị trường hơn 10 triệu dân, Hà Nội có nhu cầu rất lớn về nông sản, thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Ngược lại, huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) cũng có nhiều đặc sản có thể cung ứng cho người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nói về 3 yếu tố cốt lõi phát triển sản phẩm OCOP
Kinhtedothi - Bộ NN&PTNT xác định để phát triển sản phẩm OCOP Việt Nam cần 3 yếu tố. Cụ thể là phát huy thế mạnh địa phương, vấn đề liên kết và thương hiệu sản phẩm.

Hà Nội: Chương trình OCOP là "cú hích" làm đổi mới tư duy sản xuất
Kinhtedothi - Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô và là "cú hích" làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.