Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cơ hội OCOP từ TikTok

Kinhtedothi - Chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Sự hợp tác giữa TikTok và Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội được coi là sự bứt phá nhằm quảng bá sản phẩm hàng Việt trên nền tảng số.
Hà Nội hợp tác cùng TikTok nâng cao năng lực chuyển đổi số cho Chương trình OCOP. 

Thực tế hiện nay, ít có một nền tảng giải trí nào trên thế giới thịnh hành và đem đến sức hút to lớn với người dân Việt Nam như TikTok.

Thương mại điện tử TikTok Shop tại thị trường Việt Nam hiện cũng được xem là một giải pháp sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các chủ thể OCOP. Được tích hợp trọn bộ ngay trên nền tảng giải trí, TikTok Shop giúp các chủ thể OCOP tối ưu hóa quy trình tiếp cận người dùng.

Với xu hướng mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment), các tổ chức, cá nhân, nhất là nhóm DN vừa và nhỏ sẽ có thêm cơ hội để gắn kết với cộng đồng thông qua yếu tố giải trí và khả năng tương tác cao. Đây là đặc điểm, yếu tố thu hút người dùng mà hiếm nền tảng mạng xã hội nào có thể vượt qua được TikTok thời điểm hiện tại.

Tâm lý này sẽ tạo ra cơ hội để các thương hiệu nắm bắt xu hướng, cách tiếp cận ưu tiên; qua đó đáp ứng được cả nhu cầu chức năng và cảm xúc, tiến tới xây dựng mối quan hệ với khách hàng bền vững hơn… Đó là những chia sẻ khả quan khi Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội ký kết hợp tác với TikTok.

Được biết, TikTok với vai trò là đối tác chính thức của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội trong việc nâng cao năng lực số cho các đơn vị thành viên và chủ thể OCOP của TP, sẽ đồng tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn về tạo video ngắn trên TikTok để quảng bá sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, TikTok cũng sẽ tổ chức các buổi hướng dẫn về bộ giải pháp quảng cáo sáng tạo TikTok for Business và bộ giải pháp thương mại điện tử toàn diện TikTok Shop.

Tăng cường quá trình chuyển đổi số, cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông sẽ tạo ra những cơ hội phát triển rất lớn và năng lực hội nhập dành cho chủ thể có sản phẩm OCOP. Qua đó, thúc đẩy phát triển bền vững Chương trình OCOP của Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025.

Việc Hà Nội bắt tay với TikTok phát triển nền tảng và nâng cao năng lực số cho chủ thể cũng đặc biệt phù hợp với định hướng của Thủ tướng Chính phủ khi ban hành Chương trình OCOP. Đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Đồng thời, triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

“Cái bắt tay” với DN công nghệ giải trí hàng đầu thế giới được kỳ vọng sẽ giúp hàng trăm chủ thể nâng cao kiến thức, kỹ năng, có khả năng ứng dụng công nghệ và các giải pháp tiếp thị sáng tạo vào quá trình tiêu thụ sản phẩm OCOP. Từ đó có thêm nhiều kênh tiếp cận với người tiêu dùng, giúp các chủ thể chủ động đầu ra, xây dựng được chuỗi giá trị bền vững cho sản phẩm OCOP.

Sản phẩm OCOP Hà Nội sắp lên sàn TikTok

Sản phẩm OCOP Hà Nội sắp lên sàn TikTok

TikTok hợp tác quảng bá hơn 1.600  sản phẩm OCOP với Hà Nội

TikTok hợp tác quảng bá hơn 1.600 sản phẩm OCOP với Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ