Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 14/1:

Cổ phiếu MobiFone bứt phá mạnh mẽ

Kinhtedothi - Trong phiên hôm nay, cổ phiếu MFS của MobiFone tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp lên 47.100 đồng/cp, với hơn 147 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

VN-Index tiếp tục giảm, thanh khoản chạm mức thấp kỷ lục

Phiên giao dịch ngày 14/1/2025, chứng kiến VN-Index giảm 6,58 điểm (-0,53%), chốt tại 1.229,07 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục giảm mạnh, giá trị khớp lệnh đạt 9,3 tỷ đồng – mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Phiên này, các mã đóng góp tích cực cho chỉ số VN-Index tăng hơn 1,68 điểm gồm: GAS, PLX, BVH, VGC, KBC, SJS, SAB, LPB, VNM, PNJ.

Ở chiều ngược lại, các mã tác động tiêu cực làm giảm hơn 4,93 điểm của VN-Index gồm: CTG, FPT, BID, HDB, MSN, HVN, TCB, GVR, VRE, VPB.

Xét về nhóm ngành, nhóm cổ phiếu năng lượng diễn biến tiêu cực, giảm 1,03%, chủ yếu từ các mã PVS, PVD, PVB, NBC, PSB. Chiều tăng có TMB, POS…

Cổ phiếu bất động sản phân hóa với nhóm nhà ở giảm sâu, gồm NVL (-5,69%), VRE (-3,59%), PDR và DXG. Nhóm bất động sản khu công nghiệp có lực cầu tích cực, các mã VGC (+3,46%), KBC (+2,48%) ghi nhận mức tăng đáng kể. Đáng chú ý, cổ phiếu NVL chốt ở mức 8.950 đồng/cổ phiếu – mức thấp nhất lịch sử. 

Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu có sự phân hóa, với các mã lớn giảm mạnh, có mức giảm 0,36%, chủ yếu từ các mã HPG, GVR, DGC, KSV, DPM, NTP, HSG, BMP… Trái lại, các mã tăng gồm VGC, DCM, MSR, VCS, PHR, ACG…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên này chìm trong sắc đỏ, có mức giảm 0,64%, chủ yếu từ các mã VCB, BID, CTG, TCB, VPB, MBB, ACB, HDB, SSB… Chiều tăng gồm một số mã như LPB, STB, SGB…

Tương tự, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tiêu cực, với mức giảm 0,95%, chủ yếu từ các mã SSI, VCI, HCM, VND, VIX, FTS, BSI, SHS, CTS… Bên tăng đáng kể có MBS, ORS, VFS…

Nhóm cổ phiếu phần mềm phiên này giảm 1,61%, chủ yếu từ mã FPT (-1.69%).

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị hơn 671 tỷ đồng, tập trung vào các mã FPT (189 tỷ đồng), VPB (66 tỷ đồng), MSN (40 tỷ đồng), MWG và SSI. Ở chiều ngược lại, các mã được mua ròng gồm VGC (28 tỷ đồng), FRT (13 tỷ đồng), KBC (7 tỷ đồng), GAS và SAB.

Chỉ số DXY giảm về vùng 109, tuy nhiên thanh khoản yếu và áp lực bán lớn khiến thị trường thiếu động lực phục hồi. Sắp tới, phiên đáo hạn phái sinh ngày 16/1 sẽ là yếu tố đáng chú ý. Nhà đầu tư được khuyến nghị thận trọng, tập trung vào các mã cơ bản tốt và quan sát thêm diễn biến thị trường.

Cổ phiếu MFS bứt phá mạnh

Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến cổ phiếu MFS của Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật MobiFone (Mobifone Service – HOSE: MFS) tăng kịch trần (+14,9%) ngay từ đầu phiên, đạt 42.500 đồng/cp – mức cao nhất trong sáu tháng qua. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng lập kỷ lục mới với hơn 700.000 cổ phiếu được giao dịch, mức cao nhất kể từ khi MFS lên sàn. Trong phiên hôm nay, cổ phiếu này tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp lên 47.100 đồng/cp, với hơn 147 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Cổ phiếu MFS thu hút sự chú ý khi có thông tin MobiFone sẽ được chuyển giao từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sang Bộ Công an. Đây là một bước đi chiến lược trong kế hoạch tái cơ cấu bộ máy của Chính phủ, hứa hẹn mang lại sự thay đổi lớn trong định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Trong năm 2023, công ty này đạt doanh thu thuần gần 397 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 20,3 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm trước. Tổng tài sản cuối năm đạt 256,5 tỷ đồng, với lượng tiền mặt và tiền gửi chiếm hơn một nửa. Đặc biệt, MFS không có nợ vay tài chính, thể hiện sự ổn định trong cơ cấu vốn.

Tuy nhiên, mức chi trả cho nhân viên của MFS khá khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 9 triệu đồng/tháng. Công ty cũng đã quyết định chia cổ tức tiền mặt cho năm 2023 với tỷ lệ 25%, thấp hơn so với mức 30% của năm 2022.

MobiFone – đơn vị chủ quản của MFS, được thành lập từ năm 1993, là nhà mạng di động đầu tiên tại Việt Nam. Với doanh thu dự kiến đạt gần 23.500 tỷ đồng trong năm 2024, MobiFone đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh vào năm 2025. Động thái chuyển giao về Bộ Công an được kỳ vọng sẽ giúp MobiFone tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành viễn thông.

Thông tin tái cơ cấu đã tạo động lực ngắn hạn cho cổ phiếu MFS, nhưng triển vọng dài hạn sẽ phụ thuộc vào hiệu quả tái cơ cấu và chiến lược kinh doanh sau khi chuyển giao. Nhà đầu tư cần theo dõi thêm các động thái quản trị và kế hoạch kinh doanh của MobiFone để đưa ra quyết định phù hợp.

Công nghệ cao trong kỷ nguyên vươn mình

Công nghệ cao trong kỷ nguyên vươn mình

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh tín dụng cho khoa học công nghệ, hạ tầng chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng

Đẩy mạnh tín dụng cho khoa học công nghệ, hạ tầng chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng

27 Apr, 06:57 AM

Kinhtedothi- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo NHNN xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hạ tầng chiến lược. Đây sẽ là cú hích mạnh mẽ cho đầu tư vào hạ tầng, công nghệ số và các lĩnh vực trọng điểm, qua đó thúc đẩy tăng trưởng.

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

25 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi- Sau gần một năm có mặt trên thị trường, thiết bị thông báo chuyển khoản và quản lý giao dịch Loa Ting Ting do Công ty CP 9Pay- đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước- đã phát triển đã nhanh chóng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tiểu thương và hộ kinh doanh nhỏ trên toàn quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ