Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có tình trạng “thả nổi” cơ sở giết mổ động vật không phép

Kinhtedothi - Đây là nhận định của Bộ NN&PTNT liên quan tới công tác kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm năm 2019.
Theo thống kê, cả nước hiện có 52/63 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đã ban hành Quy hoạch các cơ sở giết mổ động vật với tổng số 1.230 cơ sở giết mổ. Đến nay, các tỉnh, TP đã xây dựng và đưa vào hoạt động được 434 cơ sở giết mổ tập trung. Đây là các cơ sở có công suất giết mổ từ 50 con lợn, hoặc 200 con gia cầm trở lên trong một ngày.
Kiểm soát các cơ sở giết mổ vẫn là bài toán nan giải tại nhiều địa phương 
Mặc dù vậy, cả nước hiện vẫn còn có trên 27.000 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ. Đáng chú ý khi tỷ lệ cơ sở được kiểm soát đạt mức rất thấp (chỉ khoảng 5%). Điều này khiến nguy cơ dịch bệnh lây lan và vấn đề an toàn thực phẩm trở thành nỗi lo thường trực.
Bộ NN&PTNT đánh giá, việc chuyển giao và sát nhập các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện thành Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, đồng thời chủ trương tinh giảm số nhân viên thú y sẽ dẫn đến không đủ người để thực hiện kiểm soát giết mổ.
Thực tế tại một số địa phương, khi chuyển giao và sáp nhập các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thuộc UBND huyện đã xuất hiện tình trạng tại cơ sở giết mổ động vật tập trung không có cán bộ thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, hoặc các UBND huyện có xu hướng xếp loại thành các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, giao các UBND xã quản lý hoạt động.
Đáng chú ý, Bộ NN&PTNT cho rằng, một số địa phương “thả nổi”các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không phép, dẫn đến các cơ sở giết mổ tập trung được đầu tư bài bản không cạnh tranh được, khó duy trì hoạt động như tại các tỉnh: Gia Lai, Yên Bái, Thái Nguyên...
Ngoài ra, do không có quy định về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật nội tỉnh, nên việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật ở các địa bàn giáp ranh giữa các tỉnh, TP; các tổ chức, cá nhân dễ dàng hợp thức hóa nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.
Ngoài ra, việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không sử dụng các phương tiện chuyên dụng, dẫn đến tình trạng chất thải của động vật bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh động vật.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

10 Jul, 04:47 PM

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ