Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Cốm Hàng Than từ lâu đã trở thành một đặc sản của Hà Nội.
Theo Quyết định số 2982, Hà Nội công nhận 3 danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với các nghề: Sản xuất sản phẩm từ cốm phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực và đúc đồng Ngũ Xã, phường Trúc Bạch thuộc quận Ba Đình; Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
UBND TP Hà Nội cũng công nhận một danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” đối với làng nghề mộc Vạn An, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây.
Những làng được công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội,” “Nghề truyền thống Hà Nội” được UBND TP Hà Nội tặng Bằng công nhận danh hiệu và hỗ trợ 6 triệu đồng.
Theo thống kê, toàn TP hiện có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 278 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống.
Kinhtedothi - Những năm qua, các giải pháp gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề được UBND TP Hà Nội đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc ghi nhận, tôn vinh những giá trị truyền thống, rất cần một đề án tổng thể để phát triển bền vững các làng nghề trên địa bàn Thủ đô.
Kinhtedothi - Ngày 22/5, Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức chương trình khảo sát thực tế, tọa đàm tại các làng nghề của Hà Nội.
Kinhtedothi - Làng nghề tại Hà Nội đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương. Làng nghề còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử phong phú....
Kinhtedothi - Sơn La xác định việc liên kết phát triển du lịch giúp tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa những người làm du lịch trong tỉnh và xây dựng mối liên hệ hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp, đơn vị lữ hành trên cả nước.
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (5 - 7/4), lượng khách tăng 30% so với ngày thường. Các điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đón hơn 31.000 lượt khách, bao gồm cả khách quốc tế và trong nước.
Kinhtedothi - Ngày 8/4, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh thông tin về sự việc một công ty lữ hành quảng cáo, bán sản phẩm cho khách du lịch sai sự thật. Sau khi TP Hạ Long vào cuộc, đại diện nhà tàu TALIYA CRUISE đã xin lỗi và hoàn trả tiền theo yêu cầu của đoàn khách.
Kinhtedothi-Trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay (từ ngày 5 đến 7/4), ngành du lịch hai tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút lớn lượng khách du lịch đến tham quan, lưu trú, công tác an ninh trật tự được đảm bảo.
Kinhtedothi - Để thực hiện hoá mục tiêu đón 20 triệu lượt khách trong năm 2025, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế, 8,5 triệu lượt khách lưu trú, Quảng Ninh dự kiến sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Lan Hạ sang vịnh Hạ Long.