Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Cơn địa chấn” nhân sự tại Bộ Ngoại giao Mỹ

Kinhtedothi - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/7 đã bắt đầu sa thải hơn 1.300 nhân sự trong đợt cải tổ sâu rộng nhằm tinh gọn bộ máy chính quyền liên bang theo định hướng của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Truyền thông Mỹ dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, các đợt sa thải sẽ ảnh hưởng đến 1.107 nhân viên công vụ và 246 viên chức ngoại giao. Động thái này nằm trong nỗ lực tái cơ cấu toàn diện của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm thu hẹp quy mô bộ máy liên bang.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington. Ảnh: UPI

Những người bị cho thôi việc từng phụ trách các lĩnh vực như: chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực, hỗ trợ người Afghanistan rời bỏ đất nước sau khi Taliban lên nắm quyền, các chương trình trao đổi giáo dục, quyền phụ nữ, người tị nạn và biến đổi khí hậu.

Thông báo nội bộ của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Liên quan quá trình tái cơ cấu được Ngoại trưởng công bố ngày 22/4, bộ đang tinh gọn các hoạt động trong nước nhằm tập trung vào những ưu tiên ngoại giao. Việc cắt giảm nhân sự được thiết kế cẩn trọng, tập trung vào các chức năng không cốt lõi, các văn phòng trùng lặp hoặc nơi có thể đạt hiệu quả cao hơn thông qua hợp nhất và tập trung hóa nhiệm vụ”.

"Gần 3.000 nhân sự sẽ rời khỏi cơ quan trong đợt tái cơ cấu này", thông báo cho biết. Con số này bao gồm những người bị sa thải lẫn người tự nguyện nghỉ việc. Hàng trăm văn phòng và đơn vị chức năng đang bị giải thể hoặc tái cấu trúc theo kế hoạch được triển khai từ ngày 11/7.

Các viên chức ngoại giao nhận thông báo "Cắt giảm nhân sự" (RIF) sẽ được cho nghỉ hành chính trong 120 ngày trước khi chính thức chấm dứt công việc. Đối với phần lớn nhân viên công vụ, thời gian nghỉ chờ việc kéo dài 60 ngày trước khi quyết định sa thải có hiệu lực.

Các nhân viên sẽ nhận thông báo sa thải qua email. Việc sa thải diễn ra lúc Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đang trên chuyến bay từ Malaysia trở về Mỹ và do đó hiện không có mặt tại Washington, D.C.

Trước đó, ngày 10/7, Ngoại trưởng Rubio nói rằng việc tái cơ cấu được thực hiện “có lẽ là bài bản và kỹ lưỡng nhất từ trước đến nay”.

Cùng ngày, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh kế hoạch RIF “tập trung vào chức năng công việc chứ không phải cá nhân”. Theo vị quan chức này, các đợt cắt giảm chỉ ảnh hưởng tới các nhân viên tại Washington, D.C., trong khi chưa có kế hoạch cắt giảm nhân sự tại các cơ sở ở nước ngoài.

Hiệp hội Ngoại giao Mỹ ngày 11/7 cho biết, Nhà Trắng đã cắt giảm ít nhất 20% lực lượng ngoại giao thông qua việc đóng cửa các cơ quan và buộc nhân viên từ chức trong vòng chưa đầy 6 tháng qua.

Các quan chức Nhà Trắng đã bảo vệ kế hoạch tái cơ cấu, cho rằng đây là bước đi cần thiết để biến một cơ quan "cồng kềnh" trở nên hiệu quả và phù hợp hơn với định hướng “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump.

Thông báo trên được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi Tòa án Tối cao Mỹ gỡ bỏ lệnh ngăn chặn của tòa cấp dưới đối với kế hoạch của ông Trump nhằm sa thải hàng chục nghìn nhân viên.

Trước đó, hồi tháng 2, Tổng thống Trump đã yêu cầu Ngoại trưởng Marco Rubio cải tổ Bộ Ngoại giao để đảm bảo chính sách đối ngoại của ông được thực hiện “một cách tận tụy", đồng thời cam kết "dọn dẹp nhà nước ngầm" bằng cách sa thải những quan chức mà ông cho là không trung thành.

Cuộc cải tổ nằm trong kế hoạch chưa từng có của Tổng thống Trump nhằm thu hẹp bộ máy liên bang và cắt giảm cái mà ông gọi là chi tiêu lãng phí của người nộp thuế. Chính quyền Tổng thống Trump cũng đã giải thể Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) - cơ quan viện trợ hàng đầu của Mỹ, và sáp nhập vào Bộ Ngoại giao.

Vào cuối tháng 4, Ngoại trưởng Rubio đã đề xuất cắt giảm 15% lực lượng nhân sự của Bộ. Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm tinh giản bộ máy liên bang, thông qua Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Podcast quốc tế: nghệ thuật đàm phán của Trump và với Trump

Podcast quốc tế: nghệ thuật đàm phán của Trump và với Trump

12 Jul, 07:38 AM

Kinhtedothi - Tập podcast tuần này phân tích chiến thuật đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump, từ đòn "cân não" thuế quan đến việc lồng ghép yếu tố an ninh vào bàn thương mại, cùng phản ứng của các quốc gia trước lối tiếp cận đầy bất ngờ của ông.

Đằng sau những tuyên bố thuế quan của Tổng thống Mỹ

Đằng sau những tuyên bố thuế quan của Tổng thống Mỹ

11 Jul, 03:10 PM

Vài ngày qua, ông Trump đã gửi thư cho hàng chục quốc gia đối tác, thông báo về mức thuế đối ứng dao động từ 25 - 50%, gọi đây là "cảnh báo cuối cùng". Đồng thời, ông lùi thời hạn áp dụng từ 9/7 đến 1/8, mốc thời gian ông tuyên bố "sẽ không gia hạn".

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ