Cơn khát lithium - tường thuật từ Nevada

Thế Phong
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chưa đầy 40 năm sau khi con người phát hiện ra một loại kiều mạch có hoa vàng ở Tiehm, tiểu bang Nevada, Mỹ, nó sắp tuyệt chủng vì xe điện ra đời. Trớ trêu thay, xe điện lại là một công nghệ được nhiều người ca ngợi là thân thiện với môi trường.

Sự đánh đổi

Cây kiều mạch của Tiehm có hoa màu vàng, cao khoảng 5 hoặc 6 inch và mọc trên diện tích khoảng 10 mẫu Anh ở Dãy Silver Peak ở phía Tây Nam Nevada. Nó được phát hiện vào năm 1983, và là một trong 255 loài kiều mạch. Có 80 loài kiều mạch ở Nevada, và 11 loài chỉ tiểu bang này mới có. Các nhà bảo vệ môi trường nói rằng điều chắc chắn là bảo vệ kiều mạch của Tiehm là rất quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học trên trái đất.

Loài kiều mạch có ở hoang mạc thuộc tiểu bang Nevada có thể biến mất do khai thác lithium.
Loài kiều mạch có ở hoang mạc thuộc tiểu bang Nevada có thể biến mất do khai thác lithium.

Họ nói rằng loài hoa này mới được phát hiện nên chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Nhưng các nhà thực vật học cho biết họ rất ấn tượng với khả năng phát triển mạnh của kiều mạch Tiehm ở nơi ít loài có thể - đất nghèo chứa nhiều boron và liti.

Lithium (Li, liti) ở Nevada, dưới cánh đồng kiều mạch, ngày càng nhận được sự quan tâm của các DN và chính phủ. Loneer - một công ty khai thác mỏ của Úc, cho biết họ đã sẵn sàng động thổ một mỏ lithium vào cuối năm nay trên vùng đất mà kiều mạch của Tiehm phát triển. Dưới lớp đất cằn cỗi là 146,5 triệu tấn liti và boron. Dự án đã được định giá 1,265 tỷ đô la.

Trước nguy cơ kiều mạch biến mất, trong nỗ lực cứu nó, Trung tâm Đa dạng Sinh học bang Nevada đã thúc đẩy chính phủ liên bang chỉ định kiều mạch của Tiehm là loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Patrick Donnelly - Giám đốc Trung tâm Đa dạng Sinh học bang Nevada, nói với CNN Business rằng nhóm của ông đã sẵn sàng trong nhiều năm chiến đấu trước tòa để bảo vệ kiều mạch Tiehm. Ông tin rằng xã hội cần suy nghĩ chín chắn hơn về địa điểm thích hợp cho một mỏ lithium và giá trị của đa dạng sinh học.

Các nhà bảo vệ môi trường khác cảnh báo rằng chúng ta không biết những gì sẽ mất đi nếu kiều mạch của Tiehm bị xóa sổ. Jim Morefield - nhà thực vật học giám sát tại bộ phận bảo tồn và tài nguyên thiên nhiên Nevada, nói rằng khả năng sống của kiều mạch Tiehm trong một loại đất mà ít cây có thể sống sót có thể cung cấp bài học cho những người nhân giống cây trồng.

Nhưng cơn khát lithium dữ dội

Việc đẩy mạnh tìm kiếm và khai thác lithium bắt nguồn từ cơn sốt xe điện bùng phát vào năm ngoái. Tại Mỹ, các bang như California và Washington cho biết, họ sẽ loại bỏ dần ô tô chạy xăng. Tesla đã trở thành nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới. Các nhà sản xuất ô tô như VW và GM đã bắt đầu đầu tư hàng tỷ USD để chuyển đổi sang ô tô điện và xe tải. Xe điện là nền tảng trong kế hoạch cơ sở hạ tầng của Tổng thống Joe Biden, với khoản đầu tư 174 tỷ USD.

Lithium là một khoáng chất quan trọng trong pin cung cấp năng lượng cho xe điện. Lithium là kim loại nhẹ nhất trong vũ trụ và cũng có mật độ năng lượng cao, có nghĩa là nó có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn - đây là chìa khóa cho pin điện. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, thế giới sẽ cần khai thác lượng lithium gấp 42 lần so với lượng khai thác vào năm 2020 nếu chúng ta đáp ứng các mục tiêu khí hậu do Thỏa thuận Paris đề ra. Cơ quan này cho biết các mỏ và dự án hiện đang được xây dựng sẽ chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu về lithium vào năm 2030.

Theo nghiên cứu của RK Equity - một công ty ở New York chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư về lithium, Mỹ sẽ cần 500.000 tấn lithium cacbonat vào năm 2030.

Simon Moores - Giám đốc điều hành của Benchmark Mineral Intelligence, đơn vị thực hiện nghiên cứu về chuỗi cung ứng xe điện, nói rằng lithium hiện quan trọng hơn về mặt địa chính trị so với dầu.

Moores nói: “Hoa Kỳ đang trong tình trạng báo động đỏ về lithium. "Trừ khi các mối quan tâm về môi trường có ý nghĩa về quy mô và nguy cơ tức thì đối với cuộc sống con người, Mỹ phải tập trung vào thách thức lớn nhất: xây dựng chuỗi cung ứng pin EV của riêng mình".

Với những lý do trên, các loại kiều mạch của bang Nevada đang đứng trước sự hủy diệt do “công nghệ xanh” ô tô điện mang lại.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần