Tài chính - từ khóa thống trị trong ngày làm việc thứ hai của COP27, thể hiện qua sự khác biệt xuất hiện giữa các quốc gia giàu có gây ô nhiễm lâu năm và các quốc gia đang phát triển cần tài chính để đối phó với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt tàn phá, đồng thời cắt giảm lượng phát thải.
Khác biệt được nêu rõ để tìm giải pháp
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, kêu gọi bắc bán cầu noi theo tấm gương của EU về cam kết tài trợ khí hậu cho nam bán cầu.
Một báo cáo của nhà kinh tế học khí hậu nổi tiếng Nicholas Stern cho thấy các nước đang phát triển (ngoại trừ Trung Quốc) sẽ cần 2 triệu USD/năm vào năm 2030 để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Trong một ví dụ rõ ràng khác, Shehbaz Sharif, thủ tướng Pakistan, cho biết đất nước của ông cần hơn 30 tỷ USD cứu trợ lũ lụt "mặc dù lượng phát thải carbon của chúng tôi rất thấp".
Thủ tướng Barbados, Mia Mottley cho biết, vấn đề tổn thất và đền bù đã được thêm vào chương trình nghị sự của Cop27.
Tuvalu đã trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp quốc để yêu cầu một hiệp ước quốc tế không phổ biến nhiên liệu hóa thạch, theo đó sẽ loại bỏ dần việc sử dụng than, dầu và khí đốt.
Thành lập nhóm giám sát thực hiện cam kết
Một nhóm của Liên Hợp Quốc được thành lập để trấn áp việc "trốn" các cam kết chất thải ròng bằng 0 của ngành công nghiệp và chính phủ đã kêu gọi "ranh giới đỏ" ngừng hỗ trợ cho các hoạt động thăm dò nhiên liệu hóa thạch mới và sử dụng quá mức bù đắp carbon.
"Nhóm chuyên gia cấp cao", được thành lập vào tháng 3 bởi Tổng thư ký Liên hợp quốc, António Guterres, để tư vấn về các quy tắc nhằm cải thiện tính liêm chính và minh bạch trong các cam kết chất thải ròng bằng 0 theo ngành, khu vực và thành phố, cho biết các kế hoạch khí hậu phải bao gồm cắt giảm sâu nhà kính khí trước năm 2030 và không trì hoãn hành động cho đến gần năm 2050.
Về mặt lý thuyết, bù đắp carbon là việc cân bằng lượng khí thải carbon tạo ra bằng cách tài trợ cho các dự án môi trường làm giảm khí nhà kính trong khí quyển. Một đơn vị tín dụng bù đắp carbon được cho là tương đương với một tấn CO2, hoặc một tấn các khí nhà kính khác sẽ được loại bỏ ra khỏi không khí.
Một số chuyên gia đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về lượng khí thải bù đắp trong những năm gần đây - đặc biệt là về tính hiệu quả và độ tin cậy của các chương trình này. Vào năm 2019, báo cáo của tổ chức ProPublica đã phát hiện nhiều trường hợp các công ty, tổ chức bán các khoản tín dụng bù đắp carbon nhưng lại không thực hiện thu gom khí thải như cam kết.
Việt Nam triển khai nhiều nỗ lực sau COP26
Là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang tiên phong trong việc thực hiện các cam kết “xanh”, được cộng đồng quốc tế đánh giá như là hình mẫu về một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp đi đầu cho “ngôi nhà chung” an toàn của nhân loại.
Đặc biệt, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế nhằm góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Theo ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu ( Bộ TN&MT), ngay sau COP26, Việt Nam đã triển khai nhiều hành động thực hiện cam kết, nhận được sự ủng hộ vào cuộc của các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế, các địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26 đòi hỏi phải quyết tâm, nỗ lực cao; huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc, trong đó kết nối và vận động thu hút nguồn lực từ quốc tế, các dòng tài chính xanh, chuyển giao công nghệ, tri thức, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế là rất quan trọng
Theo đó, trong thời gian qua, các Tổng Công ty, Tập đoàn Nhà nước bước đầu đã nghiên cứu và giảm dần các nguồn năng lượng hóa thạch. Các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân trong nước cũng hành động ngay cùng Chính phủ. Một số tập đoàn đa quốc gia sẵn sàng hợp tác với các cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Để thực hiện các cam kết tại COP 26, Bộ TN&MT đã và đang đề xuất với Chính phủ sớm ban hành một loạt các văn bản pháp lý quan trọng, làm cơ sở triển khai như: Nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn; Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia để triển khai thực hiện; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam… Đây là những văn bản pháp lý, công cụ để thực hiện các cam kết về ứng phó với BĐKH của Việt Nam.