Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cụ bà 40 năm "đeo" khối u khổng lồ trên mặt

Kinhtedothi - Chúng tôi gặp bà T. tại phòng bệnh khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội với gương mặt buồn bã, mệt mỏi và đầy lo âu, chiếc khăn đen lớn buộc quanh khối u như muốn che chắn hết những ánh mắt tò mò quanh mình.

Qua trò chuyện, bà T. cho biết xuất hiện khối u ở mặt hơn 40 năm trước. Tháng 11 năm 2021, bà T. mới đi khám lần đầu, kết quả: theo dõi u tuyến nước bọt dưới hàm trái, khi đó khối u mới có kích thước 5x6 cm, có chỉ định mổ nhưng gia đình xin về, không điều trị.

Khối u nặng gần 3 kg, phát triển nhanh trên mặt của bà T. Sau khi phẫu thuật, gương mặt của bệnh nhân đã trở lại bình thường.

Hai năm gần đây, khối u phát triển nhanh, mặt trên có kích thước 15x20 cm, chân bám rộng 14x15 cm che gần kín nửa khuôn mặt, bệnh nhân không khép miệng lại được, khi nói không thể ngẩng đầu lên. Nhưng phải cho tới khi khối u bị vỡ một phần, chảy nhiều máu, bà T. mới đến bệnh viện địa phương để sơ cứu và được chuyển lên bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.

TS.BS. Đàm Trọng Nghĩa, trưởng khoa Ngoại Đầu cổ đã giải thích và động viên bệnh nhân nên phẫu thuật sớm do khối u đã vỡ, chảy máu sẽ gây đau đớn, mất máu, kích thước u lớn và nặng đã đẩy lệch đốt sống cổ số 4-5, dính tuyến mang tai trái, khớp xương hàm bị đẩy lệch, chưa kể khối u lớn trên mặt còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Được bác sĩ khích lệ tinh thần, bà T. và gia đình đã đồng ý phẫu thuật sau nhiều năm chung sống với khối u.

Quá trình gây mê và phẫu thuật phải đối mặt nhiều yếu tố bất lợi: thể trạng bệnh nhân gầy gò, cao tuổi, mạch máu tăng sinh nhiều ở khối u, bệnh nhân phải truyền máu trước mổ. Khu vực phẫu thuật tại vùng đầu cổ, có nhiều động tĩnh mạch cảnh, dây thần kinh của đám rối thần kinh, đòi hỏi ekip gây mê và phẫu thuật phải phối hợp linh hoạt nhằm hạn chế tối đa chảy máu, kiểm soát đường thở. Đồng thời, việc tạo hình thẩm mỹ che vùng khuyết hổng lớn sau cắt u cũng được chú trọng với mong muốn đảm bảo chất lượng cuộc sống sau này cho người bệnh. Khối u lấy ra có trọng lượng gần 3kg.

Sau hai ngày phẫu thuật, trái ngược với ánh mắt mệt mỏi, lo lắng khi mới nhập viện, bà T. vô cùng vui vẻ và phấn khởi với diện mạo mới, bà còn tếu táo: “Thế này lúc tôi về cả làng đều đến chúc mừng thôi”.

Ca phẫu thuật thành công, niềm vui của các bác sĩ không chỉ là bệnh nhân được khỏi bệnh mà còn chính là việc đã giải tỏa những gánh nặng về tâm lý, mang lại cho bà T. một cuộc sống và tinh thần mà gần 40 năm bà đã đánh mất.

CMC cùng cộng đồng chạy bộ gây quỹ phẫu thuật nụ cười

CMC cùng cộng đồng chạy bộ gây quỹ phẫu thuật nụ cười

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ