70 năm giải phóng Thủ đô

Cuộc chiến dầu: Nga - Ả Rập chưa hết găng, Mỹ có "kế hoạch B"

Hương Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - OPEC và Nga đã hoãn cuộc họp trực tuyến hôm 6/4 tới để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng dầu cho đến ngày 9/4, do tranh chấp giữa Moscow và Riyadh về việc ai chịu trách nhiệm cho giá dầu, trong khi Washington đe dọa sử dụng thuế quan để bình ổn giá.

Tổng thư ký OPEC ngồi cùng Bộ trưởng năng lượng Nga - Ả Rập tại một cuộc họp của OPEC tại Abu Dhabi vào năm ngoái.  
Giá dầu thế giới đã chạm mức thấp nhất trong 18 năm qua hôm 30/3 do nhu cầu sụt giảm bởi các lệnh hạn chế để ngăn chặn Covid-19 ở khắp các quốc gia, và sự thất bại của OPEC+ trong việc mở rộng thỏa thuận kiềm chế sản lượng đã hết hạn vào ngày 31/3.
OPEC+ đang thực hiện một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu chiếm khoảng 10% nguồn cung thế giới, tương đương 10 triệu thùng/ngày, trong những gì các quốc gia thành viên mong đợi là một nỗ lực toàn cầu chưa từng có, bao gồm cả Mỹ.
Tuy nhiên, Washington vẫn chưa đưa ra cam kết tham gia nỗ lực này và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 3/4 vừa qua đã cáo buộc sự sụp đổ giá dầu là ở Ả Rập Saudi, dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ Riyadh vào 1 ngày sau đó.
"Lý do thứ 2 đằng sau sự sụp đổ của giá cả là việc đối tác của chúng tôi là Ả Rập Saudi đã rời bỏ thỏa thuận OPEC+, cùng với sự gia tăng sản xuất và thông tin của họ về việc sẵn sàng giảm giá dầu", ông Putin nói, sau khi xem Covid-19 là lý do thứ nhất tác động đến giá dầu thô hiện nay.
Ngoại trưởng Ả Rập, Faisal bin Farhan al-Saud đã tranh luận về tuyên bố của ông Putin, nói rằng chính Nga là bên phá bỏ thỏa thuận OPEC+.
Các nguồn tin của OPEC sau đó xác nhận với Reuters rằng cuộc họp trực tuyến khẩn cấp được lên kế hoạch vào thứ 2 có thể sẽ bị chậm lại 3 ngày, để có thêm thời gian đàm phán. Mặc dù khẳng định các bên vẫn đang tích cực, nhưng nguồn tin nói rằng hiện chưa có thỏa thuận dự thảo nào, cũng như các mức cắt giảm sản lượng dự kiến được đề xuất.
"Vấn đề đầu tiên là chúng ta phải cắt giảm từ mức sản xuất hiện tại, không quay trở lại mức trước cuộc khủng hoảng" một trong những nguồn tin của OPEC nói với Reuters, "vấn đề thứ hai là người Mỹ. Họ phải đóng một phần".
Tuy nhiên, trong một cuộc gọi với các nhà lãnh đạo ngành dầu mỏ hôm thứ 6 vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette đã không đề cập đến khả năng cắt giảm sản lượng của Mỹ. 1 ngày sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc đến thuế quan như một phản ứng được xem xét đối với sự sụp đổ của giá dầu.
"Kể cả phải áp thuế đối với dầu từ bên ngoài, tôi phải làm gì đó để bảo vệ... hàng chục nghìn nhân viên năng lượng và các công ty tuyệt vời đã tạo tất cả những công việc này", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng hôm 4/4.
Robert McNally - Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Rapidan tại Bethesda, Maryland, cũng xác nhận: "Hiện tại, Tổng thống đã nói với chúng tôi rằng Kế hoạch B chính là thuế quan".