Kinhtedothi - Chiều 17/2, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân bị trụy tim mạch do túi phình lớn động mạch chủ bụng nguy cơ vỡ cao.
Bệnh nhân Nguyễn Thị M. 79 tuổi, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị có tiền sử tăng huyết áp vào viện sáng ngày 16/2 trong tình trạng đau bụng dữ dội, trụy tim mạch kèm khối phình lớn ở bụng, đập theo nhịp tim, tiên lượng nguy kịch nếu không xử trí kịp thời.
Toàn cảnh can thiệp động mạch chủ tại trung tâm tim mạch – Bệnh viện Trung ương Huế.
Qua thăm khám và xử trí cấp cứu ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc do túi phình lớn động mạch chủ bụng dọa vỡ, nguy cơ vỡ cao. Sau đó, bệnh nhân được siêu âm bụng và chụp CT xác định túi phình rất lớn động mạch chủ bụng dọa vỡ.
Các bác sĩ cấp cứu tim mạch can thiệp và hồi sức tim mạch của Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp xử trí cấp cứu ổn định tình trạng huyết động. Ngay lập tức, tối cùng ngày, bệnh nhân được chuyển tới trung tâm can thiệp tim mạch để tiến hành can thiệp cấp cứu thành công đặt stentraft động mạch chủ bụng bít hoàn toàn túi phình lớn động mạch chủ bụng.
TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, việc phối hợp và cấp cứu kịp thời các trường hợp bệnh tim mạch phức tạp và nguy kịch là công tác quan trọng và hoàn chỉnh của một trung tâm tim mạch hoàn chỉnh.
“Bệnh lý động mạch chủ rất phức tạp và nguy cơ tử vong rất lớn, để cứu chữa được kip thời không chỉ đảm bảo cả về vật tư trang thiết bị y tế thiết yếu như stentgraft mà còn phải có đầy đủ cả ekip can thiệp và hồi sức tim mạch giỏi” – GS. TS Phạm Như Hiệp nói.
Đến sáng 17/2, bệnh nhân đã dần ổn định có thể tự ăn và nói chuyện được.
Kinhtedothi - Ca ghép tim lần này của Bệnh viện Trung ương Huế đã xác lập 2 kỷ lục của cả nước về thời gian từ khi lấy tim đến khi tim đập lại ngắn nhất và thời gian mổ ngắn nhất.
Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.
Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.
Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.
Kinhtedothi - Mới đây, Bộ Y tế ban hành Thông tư 26/2025/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cho phép bác sĩ được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày đối với một số bệnh mạn tính.
Kinhtedothi - Những năm qua, công tác dân số và phát triển trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong nâng cao chất lượng dân số.