Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đà Nẵng phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt kế hoạch

Kinhtedothi - Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự toán giao năm 2022 của Đà Nẵng hiện đạt 4.685 tỷ đồng, bằng 84,5% kế hoạch Trung ương giao, đạt 62,8% kế hoạch HĐND TP giao. Ước đến hết năm 2022, giải ngân kế hoạch vốn dự toán giao phấn đấu đạt trên 100% kế hoạch Trung ương giao.

Đã đạt 84,5% kế hoạch Trung ương giao

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng Trần Thị Thanh Tâm cho biết: Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của TP được Trung ương giao sau điều chỉnh theo Nghị quyết số 142/NQ-CP ngày 4/11/2022 của Chính phủ là 5.545,336 tỷ đồng và HĐND TP giao là 7.462,731 tỷ đồng. Ngoài ra, kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022 là 378 tỷ đồng, trong đó, ngân sách địa phương là 126 tỷ đồng; ngân sách Trung ương là 251 tỷ đồng.

Tính đến ngày 15/12, theo số liệu do Kho bạc Nhà nước cung cấp, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự toán giao năm 2022 TP đạt 4.685 tỷ đồng, bằng 84,5% kế hoạch Trung ương giao, đạt 62,8% kế hoạch HĐND TP giao. Nếu tiếp tục loại trừ nguồn dự phòng chưa phân bổ 475 tỷ đồng thì giải ngân đạt 67,02% kế hoạch HĐND TP.  

Tính đến ngày 15/12, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự toán giao năm 2022 của Đà Nẵng đạt 84,5% kế hoạch Trung ương giao, đạt 62,8% kế hoạch HĐND TP giao.

Ngoài ra, kế hoạch vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022 đã giải ngân 273 tỷ đồng/378 tỷ đồng, đạt 72% kế hoạch vốn kéo dài, trong đó ngân sách TP giải ngân 51,5 tỷ đồng, đạt 40,7% và ngân sách Trung ương giải ngân 222 tỷ đồng, đạt 88%.

Như vậy, với 45 ngày còn lại theo quy định giải ngân vốn dự toán giao năm 2022 đến hết ngày 31/1/2023, TP Đà Nẵng còn phải giải ngân 860 tỷ đồng kế hoạch Trung ương giao và 2.300 tỷ đồng kế hoạch HĐND TP Đà Nẵng giao (chưa kể dự phòng).

“Ước đến hết năm 2022, giải ngân kế hoạch vốn dự toán giao năm 2022 phấn đấu đạt trên 100% kế hoạch Trung ương giao, đồng thời phấn đấu giải ngân đạt mức cao nhất so với kế hoạch do HĐND TP Đà Nẵng giao” – bà Tâm cho biết thêm.

Xem xét kỷ luật những ai làm chậm trễ tiến độ

Cũng theo bà Trần Thị Thanh Tâm, quá trình điều hành, UBND TP Đà Nẵng đã quy định tỷ lệ giải ngân đến từng thời điểm trong năm để các đơn vị thực hiện. Đồng thời, thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2022 từ các dự án không thể giải ngân hoặc chậm sang các dự án có khả năng giải ngân theo thẩm quyền.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng Trần Thị Thanh Tâm.

Bên cạnh đó, phân công lãnh đạo TP Đà Nẵng phụ trách địa bàn, lĩnh vực để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án cam kết tỷ lệ giải ngân từng tháng; thực hiện thi công đến đâu nghiệm thu khối lượng đến đó, không để dồn vào cuối năm. Ngoài ra, duy trì hoạt động của 2 tổ công tác liên ngành để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; ủy quyền quyết định chủ trương đầu tư cho UBND các quận theo thẩm quyền...

Về công tác đền bù giải tỏa, giao Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các quận, huyện lập kế hoạch chi tiết tiến độ thực hiện hàng tuần; bám sát địa bàn, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện để bàn giao mặt bằng thi công, chịu trách nhiệm về tỷ lệ giải ngân vốn đền bù các dự án trên địa bàn.

Đặc biệt, Đà Nẵng đã yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước lãnh đạo TP Đà Nẵng trong việc tổ chức, triển khai các nhiệm vụ và thực hiện giải ngân kế hoạch vốn giao. Đồng thời, căn cứ kết quả triển khai thực hiện và tiến độ giải ngân để đánh giá, bình xét thi đua của các đơn vị, người đứng đầu các đơn vị, địa phương.

“Xem xét kỷ luật, điều chuyển, thay thế các cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, tiêu cực làm chậm trễ tiến độ thực hiện triển khai các công trình và chậm giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công thì xem xét điều chuyển chủ đầu tư dự án và kiểm điểm trách nhiệm tập thể, người đứng đầu và các cá nhân liên quan” – bà Trần Thị Thanh Tâm chia sẻ thêm về giải pháp của Đà Nẵng nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.   

Hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị đánh giá tổng thể tình hình thực hiện năm 2022, nêu các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân chậm, trễ và không thể giải ngân hết kết hoạch vốn được giao, trong đó chi tiết đến từng danh mục công trình, dự án.

Nhà nước đầu tư Cảng Đà Nẵng là đầu tư cho cả vùng miền Trung

Nhà nước đầu tư Cảng Đà Nẵng là đầu tư cho cả vùng miền Trung

Vốn FDI năm 2022 của Đà Nẵng chưa bằng một nửa cùng kỳ

Vốn FDI năm 2022 của Đà Nẵng chưa bằng một nửa cùng kỳ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ