Kinhtedothi- Ngày 11/1, Đà Nẵng ghi nhận 543 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 478 ca có khả năng lây lan cho cộng đồng. Trước tình hình số ca mắc tăng cao, lãnh đạo TP chỉ đạo nghiên cứu hình thành các cơ sở điều trị F0 có thu phí.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng, trong ngày 11/1, TP Đà Nẵng ghi nhận 543 ca dương tính SARS-CoV-2, gồm 8 ca cách ly tập trung, 136 ca cách ly tại nhà, 53 ca trong khu phong tỏa và 346 ca chưa cách ly. Đặc biệt, theo nhận định của ngành y tế, trong số 543 ca mắc mới có 478 ca có khả năng lây cho cộng đồng.
Đà Nẵng hiện có 202 điểm phong tỏa cứng (ảnh minh họa).
Hiện 7 quận, huyện của Đà Nẵng ghi nhận ca mắc có nguy cơ lây lan cho cộng đồng gồm: Quận Sơn Trà (85 ca), quận Liên Chiểu (84 ca), quận Ngũ Hành Sơn (78 ca), quận Cẩm Lệ (76 ca), quận Hải Châu (64 ca), quận Thanh Khê (61 ca), huyện Hòa Vang (30 ca).
Hiện nay, toàn Đà Nẵng có 202 điểm đang phong tỏa cứng; 8 cơ sở cách ly tập trung, đang thực hiện cách ly tập trung 299 người.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 chiều 10/1, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh: Trước tình hình số ca mắc Covid-19 mới vẫn tăng nhanh, các đơn vị, địa phương phải đánh giá đúng tình hình để ngăn chặn đà lây lan; nỗ lực điều trị hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong và giảm áp lực cho nhân viên y tế.
Ông Nguyễn Văn Quảng yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện các phương án cụ thể để ứng phó khi F0 tăng cao, trong đó lưu ý huy động thêm lực lượng y tế.
“Các địa phương phải xác định điều trị F0 tại nhà là bắt buộc trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, TP cần sớm có phương án thành lập và kích hoạt bệnh viện dã chiến số 2; huy động sự vào cuộc của các trung tâm y tế, các bệnh viện trong công tác điều trị. Nghiên cứu hình thành các cơ sở điều trị F0 có thu phí; thiết lập trạm y tế trong khu công nghiệp...” - ông Nguyễn Văn Quảng chỉ đạo.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu ngành y tế chủ động tham mưu TP Đà Nẵng mua sắm, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện vận chuyển F0, nguồn sinh phẩm phòng, chống dịch.
Đối với các địa phương, ông Nguyễn Văn Quảng yêu cầu khẩn trương rà soát, lập danh sách đối tượng nguy cơ cao, trong đó theo dõi cả những người không tiêm chủng và không đủ điều kiện tiêm chủng.
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Đà Nẵng rà soát các biện pháp phòng, chống dịch từ nay đến cuối năm, đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 để điều chỉnh cho phù hợp.
Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.
Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.
Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.
Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.
Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.