Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại Áng giàu lên từ nghề phụ

Kinhtedothi - Vài năm trở lại đây, nghề sản xuất khẩu trang phát triển mạnh tại thôn Vĩnh Trung (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì). Tuy chỉ là nghề phụ nhưng đã mang lại thu nhập ổn định, giúp cuộc sống của người dân nơi đây ngày một nâng cao.
Sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, hình ảnh vùng quê chiêm trũng Đại Áng ngày nào giờ đã đổi thay, khang trang và hiện đại hơn. Tại xưởng sản xuất của gia đình chị Nguyễn Thị Hường (thôn Vĩnh Trung), một trong những hộ đi đầu trong phát triển nghề may khẩu trang, hơn 70 nhân công đang chăm chú làm việc. Người cắt vải, người may, thêu họa tiết hoa văn, đóng gói… Tiếng máy may nhịp nhàng xen lẫn tiếng người trao đổi công việc. Chị Hường cho biết, sau nhiều năm vất vả với nghề nông mà vẫn chưa khấm khá, năm 2003, gia đình chị quyết định vay gần 100 triệu đồng để mua 8 máy may cùng các trang thiết bị cần thiết cho sản xuất khẩu trang. Áp lực từ lãi suất vốn vay đầu tư lớn, lại gặp phải những khó khăn nhất định... đã có lúc khiến chị thấy nản lòng. Tuy nhiên, nhờ biết cách "chăm sóc thị trường" nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng thuận lợi. Hiện, xưởng sản xuất khẩu trang của gia đình chị Hường có tổng cộng 40 máy may, tạo ra từ 1 - 2 vạn sản phẩm/ngày. Mỗi năm, gia đình chị thu lãi hàng trăm triệu đồng. Không những vậy, xưởng còn tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 30 nhân công với  mức lương khoảng 3 triệu đồng/người/tháng và thu nhập khoán theo sản phẩm cho 50 - 60 người khác trong thôn.
Nghề sản xuất khẩu trang đem lại thu nhập khá cho hàng trăm người dân thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì.  Ảnh: Nguyễn Tùng
Nghề sản xuất khẩu trang đem lại thu nhập khá cho hàng trăm người dân thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì. Ảnh: Nguyễn Tùng
Cùng ở thôn Vĩnh Trung,  xưởng sản xuất khẩu trang của gia đình ông Nguyễn Văn Chiến có 30 máy may. Bên cạnh thu nhập tốt từ kinh doanh sản phẩm, gia đình ông cũng đang trực tiếp tạo việc làm thêm cho hàng chục lao động trong thôn khi nông nhàn.

Ông Nguyễn Văn Bắc - Trưởng thôn Vĩnh Trung cho biết, 80% gia đình trong thôn có máy may và tham gia sản xuất khẩu trang. Khẩu trang thôn Vĩnh Trung không những được nhiều tiểu thương trong nước biết đến mà thương lái từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia… cũng tìm đến "cất hàng" rất đông.

Ông Trần Quốc Oai - Chủ tịch UBND xã Đại Áng cho biết, nhằm hỗ trợ người dân phát triển nghề sản xuất khẩu trang, chính quyền xã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, các Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… giúp các hộ được vay vốn ưu đãi. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao thu nhập cho người dân,  góp phần quan trọng vào việc duy trì và đảm bảo bền vững tiêu chí về "Thu nhập" trong xây dựng nông thôn mới của địa phương…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ