80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại dự án không thể vận hành thì đau cũng phải cắt

Kinhtedothi - “Với các đại dự án thua lỗ kéo dài, mong rằng Chính phủ quyết liệt giải quyết, cái nào cần thêm đầu tư để khởi động được thì tập trung, nhưng cái nào thực sự không thể vận hành được thì đau cũng phải cắt, nếu không thua lỗ kéo dài, nhìn rất xót xa” - đại biểu nêu ý kiến.

Chiều 22/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội làm việc tại tổ, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Đôn Tuấn Phong thảo luận. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Liên quan vấn đề đầu tư công, đại biểu Đôn Tuấn Phong (đoàn An Giang) ủng hộ tinh thần quyết định đầu tư có lựa chọn, trọng tâm, trọng điểm để tránh trường hợp dàn trải, đầu tư nhỏ giọt. Vấn đề cần phải bàn là hiện tiến độ giải ngân rất chậm, gây lãng phí trong khi “nhanh hay chậm cũng do chúng ta cả thôi”. Do đó, cần thúc đẩy tiến độ một cách quyết liệt như tinh thần Chính phủ thời gian qua.

“Với các đại dự án thua lỗ kéo dài, mong rằng Chính phủ quyết liệt giải quyết, cái nào cần thêm đầu tư để khởi động được thì tập trung, nhưng cái nào thực sự không thể vận hành được thì đau cũng phải cắt, nếu không thua lỗ kéo dài, nhìn rất xót xa” - đại biểu nêu ý kiến.

Theo đại biểu Đôn Tuấn Phong, đối với các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam phía Đông hay sân bay Long Thành, nếu không quyết liệt thì nguy cơ chậm tiến độ rất cao, bởi ngoài câu chuyện mặt bằng thì còn vấn đề nguồn vật liệu xây dựng. Chính phủ ban hành Nghị quyết 60 kịp thời, nhưng có địa phương làm tốt trong khi có nơi thì không. Có hiện tượng đầu cơ tích trữ nguồn vật liệu để tăng giá hay không bởi nhiều mặt hàng có sự tăng giá khá vô lý. Đại biểu mong Chính phủ chỉ đạo, điều hành quyết liệt để dự án sớm hoàn thành, phát huy hiệu quả.

Đề cập vấn đề đầu tư công, đại biểu Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau) nhận xét, hiện vẫn còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ, trước hết là vấn đề giải ngân vốn đầu tư công rất chậm dù câu chuyện này được đề cập qua nhiều nhiệm kỳ. Nguyên nhân chính là luật pháp còn vướng mắc và quy trình ngân sách, kế hoạch triển khai chậm trễ. Bộ máy công quyền trong quan hệ với doanh nghiệp và người dân ở đâu đó vẫn có cán bộ chưa thực hiện đúng chức năng, sứ mệnh của mình. Trong đại dịch Covid-19, có nơi này nơi khác hiểu chưa đúng chỉ đạo của Chính phủ, thậm chí có cá nhân thể hiện công quyền chưa đúng lúc, đúng chỗ, thậm chí sai lầm, khiến người dân và doanh nghiệp vốn khó khăn lại khó khăn hơn.

Từ thực tế trên, trong thực hiện kế hoạch 5 năm tới, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ tập trung rà soát chính sách pháp luật về đầu tư công. Quốc hội cần tạo ra khuôn khổ pháp lý để Chính phủ hành động trong tình hình Covid-19.

“Cùng đó, phải thay đổi phương thức quản lý để quản lý tốt hơn sự thay đổi. Quốc hội phải cho Chính phủ cơ chế, có thể khác với các đạo luật hiện hành nhưng vẫn phù hợp Hiến pháp để hành động quyết liệt, hiệu quả hơn” - đại biểu đề xuất.

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, năm 2020 chúng ta đã đẩy mạnh giải ngân đầu tư công lên đến hơn 90%, không có lý do gì mà năm nay chúng ta không đẩy mạnh lên được. Cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để tăng cầu Chính phủ, tăng cơ hội việc làm cho các ngành liên quan và tạo tiền đề cho phát triển.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ