Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại học công lập tự chủ tài chính: Nhiều trường thu vượt, thu sai

Kinhtedothi - Báo cáo kiểm toán tại một số trường đại học (ĐH) công lập cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác tự chủ tài chính. Tại một số trường, nhiều khoản thu vượt ngoài quy định như học phí, thu học lại, thu cải thiện điểm, thu tiền nhập học, làm thẻ, tài liệu cho sinh viên, thu tiền cấp chứng chỉ quốc phòng an ninh... Đó là thông tin đã được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Cơ chế tự chủ với trường ĐH công lập” do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức ngày 19/3/2019.
Qua kiểm toán 5 - 7 cơ sở giáo dục trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội thu học phí sai quy định. Ảnh: Trần Anh
Tồn tại tình trạng thu vượt, thu sai quy định

Theo Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các trường ĐH công lập thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo được nâng lên, áp lực chi ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực giáo dục đào tạo được giảm nhẹ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế tự chủ này vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, trong quá trình kiểm toán, KTNN phát hiện, một số trường trước áp lực tài chính đã xảy ra tình trạng thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản ngoài quy định về học phí.
“Tự chủ đại học được cho là xu thế tất yếu. Nó bao hàm nhiều vấn đề chứ không chỉ là tự chủ về tài chính và tự chủ tài chính cũng cần được các cơ sở giáo dục đại học hiểu đúng, làm đúng chứ không phải thu chi thế nào tùy ý".

TS Trần Tú Khánh -Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT

Qua số liệu kiểm toán tại một số trường ĐH công lập, số thu học phí vượt quy định, thu học lại, thu cải thiện điểm, thu tiền nhập học, làm thẻ, tài liệu cho sinh viên, thu tiền cấp chứng chỉ quốc phòng an ninh ngoài quy định là hơn 14 tỷ đồng. Cụ thể, tại 5/7 cơ sở giáo dục được kiểm toán trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội là 702,6 triệu đồng; tại 5/9 cơ sở giáo dục ĐH được kiểm toán thuộc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh là gần 4,5 tỷ đồng; tại 5/13 đơn vị được kiểm toán thuộc Bộ GD&ĐT là 9,3 tỷ đồng. Việc các trường ĐH công lập thực hiện tăng thu dịch vụ đào tạo đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng đóng học phí lên người học, dẫn đến tình trạng người dân nghèo hiếu học không có điều kiện đi học do mức học phí cao.

Cũng theo đại diện KTNN, nhiều trường chỉ chú trọng tăng học phí mà không quan tâm đến chất lượng giáo dục đã khiến cho chất lượng sinh viên không cao. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của 4 Trung tâm kiểm định cho thấy, trong 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí đánh giá chất lượng chỉ duy nhất 1 trường ĐH có số lượng tiêu chí “đạt” với 56/61 tiêu chí.

Tự chủ thực chất - làm sao?

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, tự chủ là chủ trương đúng đắn và là xu thế của thế giới. Tuy nhiên, khi thực hiện tự chủ, các trường luôn phải đối mặt với cái khó, khiến các trường phải vượt hết các “chướng ngại vật này đến chướng ngại vật khác”. PGS. TS Phan Thị Bích Nguyệt - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hệ thống hành lang pháp lý trong tự chủ có nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, khiến các trường nếu làm đúng luật, thì tự chủ không thực hiện được.

Về vấn đề này, TS Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III thừa nhận, hiện chính sách trong thực hiện cơ chế tự chủ đang có nhiều bất cập. Các trường ĐH công lập tuy đã được giao quyền tự chủ song thực tế vẫn đang tuân thủ và là đối tượng điều chỉnh của nhiều luật khác, trong đó có nhiều quy định chưa phù hợp với quá trình vận hành như Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH, Luật Xây dựng…

Trước những bất cập trên, phía các trường ĐH và KTNN đã đưa ra nhiều kiến nghị trong đó chú trọng vào việc hoàn thiện chính sách pháp luật để tạo điều kiện cho cơ chế tự chủ được thực hiện thực chất. TS Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, một hành lang pháp lý thuận lợi, thống nhất và thông thoáng là rất cần thiết giúp cho các nhà trường thực hiện quyền tự chủ một cách đầy đủ và thực chất.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ