Kinhtedothi - Liên quan đến bài “Trường Đại học Đồng Nai: Xôn xao sự việc một số Tiến sĩ, Thạc sĩ chưa bố trí được việc làm” trên Báo Kinh tế và Đô thị, ngày 26/2/2024 nhà trường đã có công văn gửi UBND tỉnh Đồng Nai, xin rút lại báo cáo của trường về sự việc này.
Tại công văn số 301 ngày 26/2/2024 của Trường ĐH Đồng Nai gửi UBND tỉnh này nêu rõ sự việc: Ngày 26/1/2024 nhà trường đã có văn bản số 174/ĐHĐN - TCHC và QT báo cáo UBND tỉnh về số lượng giảng viên chưa bố trí được việc làm hoặc chưa đủ số tiết giảng dạy; mục đích là nhằm báo cáo UBND tỉnh thực trạng khó khăn của nhà trường trong công tác tuyển sinh một số ngành đào tạo sư phạm từ năm 2021 đến nay.
Cụ thể là các ngành sư phạm vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, hóa học… Từ đó có thể dẫn đến khả năng thiếu việc làm của một số viên chức có trình độ cao trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất phương án giải quyết việc làm, phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên của nhà trường có trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Hiện số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ tại Trường ĐH Đồng Nai chưa đạt đến 20% trên tổng số cán bộ - giảng viên.
Tuy nhiên việc rà soát, thống kê thực trạng và đề xuất phương án trong văn bản báo cáo nói trên chưa toàn diện và cụ thể, nên đã gây ra bức xúc cho một số giảng viên. Do đó, trường ĐH Đồng Nai báo cáo UBND tỉnh xin rút lại văn bản số số 174/ĐHĐN - TCHC và QT ngày 26/1/2024.
Trước đó, Báo Kinh tế và Đô thị đã có bài “Trường Đại học Đồng Nai: Xôn xao sự việc 34 Tiến sĩ, Thạc sĩ chưa bố trí được việc làm” phản ánh sự việc một số cán bộ - giảng viên với trình độ Tiến sĩ, Phó giáo sư - Tiến sĩ, Thạc sĩ đang giảng dạy tại Trường ĐH Đồng Nai được nhà trường liệt vào danh sách “chưa bố trí việc làm” và có nguy cơ sẽ rời khỏi nhà trường trong tương lai.
Đi kèm với báo cáo này là danh sách 34 giảng viên, chuyên viên, trong đó có 8 Tiến sĩ, 1 Phó giáo sư - Tiến sĩ, 25 thạc sĩ. Được biết hiện số giảng viên, chuyên viên này đều là đội ngũ cán bộ, giảng viên nòng cốt, chất lượng cao của nhà trường, hiện đang đảm nhận công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các bộ môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý và Khoa tổng hợp của Trường ĐH Đồng Nai.
Nhiều cán bộ - giảng viên với trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ của Trường ĐH Đồng Nai là nguồn lực chất lượng cao, đảm nhận sứ mệnh giảng dạy đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu xã hội.
Khi biết thông tin báo cáo của nhà trường về “số lượng giảng viên, chuyên viên chưa bố trí việc làm của Trường ĐH Đồng Nai”, các Tiến sĩ, Thạc sĩ có tên trong danh sách trên đều bất ngờ và lo lắng, vì nếu như vậy, thì việc phải rời khỏi trường chỉ là vấn đề thời gian. Nhiều cán bộ, giảng viên Trường ĐH Đồng Nai đã bày tỏ tâm tư trước sự việc này.
Kinhtedothi - Khoa Kinh tế (ĐH Đồng Nai) được thành lập năm 2014. Đến nay, sau 8 năm hoạt động đào tạo trình độ Đại học, Khoa Kinh tế đã tạo dựng được uy tín về chất lượng đào tạo, góp phần đáp ứng nguồn nhân lực cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ.
Kinhtedothi- Kỳ tuyển sinh ĐH năm 2022 đang dần đi về đích. Qua công tác hướng dẫn, xác nhận nhập học; quá trình tiếp nhận, giải quyết một số vấn đề thí sinh phản ánh đã cho thấy nhiều trường hợp trượt đáng tiếc do lỗi chủ quan của chính các em.
Kinhtedothi - Có đến 34 cán bộ - giảng viên với trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ đang giảng dạy tại Trường ĐH Đồng Nai được liệt vào danh sách “chưa bố trí việc làm” và có nguy cơ sẽ rời khỏi nhà trường trong tương lai. Vì sao có sự việc “gây sốc” này?
Kinhtedothi - Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin chính thức về việc “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026, Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) tuyển tổng 760 chỉ tiêu, tăng mạnh so với năm trước; trong đó lớp 6 tuyển 320 chỉ tiêu, lớp 10 tuyển 440 chỉ tiêu.
Kinhtedothi - Năm 2025, nhiều ngân hàng thực hiện tái cơ cấu nguồn nhân lực, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để có hiệu suất lao động cao hơn, đội ngũ lao động chất lượng hơn. Việc này khiến nhiều sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng lo lắng cánh cửa cơ hội việc làm sẽ hẹp lại.
Kinhtedothi – Liên quan đến thông tin Bộ GD&ĐT sẽ triển khai dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS và THPT, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã có chia sẻ, làm rõ.