Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại hội dân tộc thiểu số Hà Nội năm 2024 diễn ra ngày 4 - 5/11

Kinhtedothi - Ngày 22/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã tổ chức họp báo thông tin về chương trình Đại hội.
Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân chia sẻ tại họp báo.

Đại hội đại biểu các DTTS TP Hà Nội lần thứ IV là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô. Đại hội tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc; khơi dậy lòng yêu nước, xây dựng, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào DTTS vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chính xác thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn DTTS và miền núi từ Đại hội lần thứ III, năm 2019 đến nay. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc ở các địa phương và của TP Hà Nội giai đoạn 2024 - 2029.

Thông tin tại họp báo, Trưởng Ban Dân tộc TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đại hội, cho biết Đại hội có chủ đề “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển”, dự kiến diễn ra trong 2 ngày 4 - 5/11/2024, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Đại hội sẽ được đón tiếp 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.

Đại hội đại biểu các DTTS TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024 biểu thị niềm tin và quyết tâm: Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục mọi khó khăn thử thách, đoàn kết phấn đấu đẩy nhanh sự phát triển của vùng dân tộc, miền núi, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp và văn minh.

Tại buổi họp báo, đại diện gần 40 cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương và Hà Nội đã cùng trao đổi, đặt ra các câu hỏi, làm rõ về kết quả đạt được trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn vừa qua của TP Hà Nội. Đại diện Ban Chỉ đạo Đại hội cũng đã trao đổi, giải đáp đầy đủ các nội dung thảo luận.

Đồng bào DTTS của TP Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ với trên 55.000 người chủ yếu là dân tộc Mường và dân tộc Dao, chiếm 51% người DTTS toàn TP. Mỗi DTTS trên địa bàn Hà Nội có phong tục, tập quán, sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú trong nền văn hoá dân tộc Việt Nam...

Nâng cao năng lực thanh tra thực hiện chính sách dân tộc

Nâng cao năng lực thanh tra thực hiện chính sách dân tộc

Chủ tịch nước Lương Cường: tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch nước Lương Cường: tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ