Kinhtedothi - Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ngày 2/3 bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga ngừng giao tranh và rút các lực lượng quân sự về nước.
Trong phiên họp bất thường của Đại hội đồng, 141 trong số 193 quốc gia thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, nghị quyết được thông qua tại phiên họp khẩn đặc biệt của Đại hội đồng LHQ được triệu tập bởi Hội đồng bảo an. 141 nước đã bỏ phiếu ủng hộ, 5 nước bỏ phiếu chống và 35 nước bao gồm Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Đây là phiên họp đặc biệt lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ trong 77 thành lập và phát triển. Phiên họp được tổ chức theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an sau khi cơ quan này họp khẩn lần thứ tư hôm 27/2 vừa qua.
Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield cho biết chiến dịch quân sự của Nga có dấu hiệu leo thang và kêu gọi các thành viên buộc Moscow phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia phủ nhận Moscow đang nhắm mục tiêu vào dân thường và cáo buộc phương Tây gây sức ép để các thành viên thông qua nghị quyết. Ông Nebenzia cảnh báo động thái này có thể khiến căng thẳng leo thang.
Ông Nebenzia lặp lại khẳng định của Nga rằng hành động của họ là một hoạt động quân sự đặc biệt nhằm chấm dứt các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào dân thường ở các nước Cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng. Đồng thời, quan chức ngoại giao Nga cáo buộc rằng các lực lượng Ukraine đang sử dụng dân thường làm lá chắn và triển khai vũ khí hạng nặng trong các khu vực dân sự.
Mặc dù các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, điều này có sức nặng chính trị và phản ánh ý kiến của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề nóng toàn cầu.
Kinhtedothi - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 2/3 cho biết, phái đoàn Nga tham gia đàm phán hòa bình với Ukraine sẽ chờ phía đối tác tại biên giới Belarus - Ba Lan vào tối nay.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.
Kinhtedothi - Từ con tàu Lenin huyền thoại - tàu phá băng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, cho đến “Yakutia” hiện đại, Nga đang định hình lại bản đồ chiến lược toàn cầu tại vùng đất lạnh giá nhất hành tinh.