Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại lễ Phật đản 2022 sẽ được tổ chức trọng thể

Kinhtedothi - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa ra thông báo hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566.

Theo GHPGVN, Đại lễ Phật đản có thể tổ chức 1 ngày trọng thể, hoặc tổ chức Tuần lễ kính mừng Phật đản tùy theo tình hình thực tế tại địa phương; 4 giờ sáng, ngày 15/5 tức 15/4 âm lịch, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.

Người dân thực hiện nghi thức tắm Phật. Ảnh: Lại Tấn.

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng ni, phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật đã được Liên hiệp quốc tổ chức hàng năm là lễ hội tôn giáo thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Đặc biệt, năm 2022 là năm Giáo hội tổ chức nhiều sự kiện lớn như: Đại hội Đại biểu GHPGVN các tỉnh, thành nhiệm kỳ 2022 - 2027, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX được tổ chức vào tháng 11/2022.

Tuy nhiên, theo GHPGVN, trong bối cảnh toàn xã hội luôn luôn phải đề cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước, tăng ni và đồng bào phật tử tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản, Phật lịch 2566 đảm bảo an toàn trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ.

Văn bản chỉ rõ, tuần lễ Phật đản tổ chức từ 8 đến 15/4 (âm lịch), lễ chính vào ngày 15/4. Các chùa, cơ sở tự viện tổ chức bồn tắm Phật truyền thống và khuyến khích các gia đình tôn trí bồn tắm Phật nơi trang nghiêm tại tư gia thực hiện nghi thức tắm Phật cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình. Treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, biểu ngữ Kính mừng Phật đản…; tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tại nghĩa trang và đài liệt sĩ; tổ chức thăm viếng và tặng quà các gia đình có công với nước, thương binh, các gia đình liệt sĩ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ