Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 giao Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia quảng bá hình ảnh Việt Nam.

Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia

Cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia trên đa nền tảng

Mục tiêu nhằm thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới, góp phần triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác thông tin đối ngoại.

Đài Truyền hình Việt Nam cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia giai đoạn 2025-2030 bằng tiếng Anh và một số ngôn ngữ phổ biến trên đa nền tảng gồm:

- Kênh truyền hình đối ngoại quốc gia phát sóng 24 giờ/ngày, tổng thời lượng sản xuất chương trình mới tối đa 5 giờ/ngày; biên tập, biên dịch, đọc và phụ đề 2 giờ/ngày;

- Sản xuất sản phẩm và nội dung thông tin đăng phát trên mạng Internet;

- Phát sóng, truyền thông, truyền dẫn dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia vào hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình ở nước ngoài, trên các hạ tầng: truyền hình mặt đất, vệ tinh, mạng Internet, đảm bảo phủ sóng dịch vụ tới các địa bàn trọng điểm tại các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Đại dương và khu vực Bắc Mỹ.

Ứng dụng công nghệ số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong tình hình mới

Quyết định nêu rõ, Đài Truyền hình Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về quản lý, báo chí, thông thạo ngoại ngữ, có kinh nghiệm trong công tác thông tin đối ngoại, đáp ứng mục tiêu xây dựng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia.

- Sắp xếp cơ sở vật chất, bảo đảm kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình và sản phẩm nội dung số về thông tin đối ngoại.

- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

- Thiết lập mạng lưới đối tác quốc tế, truyền dẫn dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia đến các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài.

Việc cung ứng dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các quy định pháp luật liên quan.

Về nguồn kinh phí thực hiện, từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ: Sản xuất chương trình truyền hình và sản phẩm, nội dung thông tin đối ngoại để đăng phát trên mạng Internet với tổng thời lượng sản xuất mới và biên tập, biên dịch, đọc và phụ đề được quy định ở trên; phát sóng, truyền thông, truyền dẫn dịch vụ truyền hình đối ngoại quốc gia vào hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình ở nước ngoài, đăng phát sản phẩm và nội dung thông tin đối ngoại trên nền tảng số, mạng xã hội và chuyên trang thông tin điện tử; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá đo lường thông tin khán giả và khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm truyền hình quốc tế.

Đài Truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ trên.

Thông tin đối ngoại phải khẳng định giá trị con người Việt Nam

Thông tin đối ngoại phải khẳng định giá trị con người Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vai trò và sự đồng hành của báo chí với doanh nghiệp khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Vai trò và sự đồng hành của báo chí với doanh nghiệp khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

16 Apr, 06:12 AM

Kinhtedothi - Báo chí đóng vai trò rất quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp, không chỉ là cầu nối thông tin mà còn là một phần hỗ trợ phát triển. Báo chí và doanh nghiệp (DN) là mối quan hệ hai chiều, mang tính tương hỗ, trong đó cả hai bên đều có lợi và có trách nhiệm với nhau. Hiện nay, khi đất nước đang vương mình để bước vào “kỷ nguyên mới”, mối quan hệ này càng trở nên gắn kết hơn, cùng đồng hành vì sự phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ