Kinhtedothi- Cây nêu ngày Tết là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Mường, mang đậm bản sắc văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Người Mường thường dựng cây nêu vào dịp Tết Nguyên Đán, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày mùng 7 tháng Giêng.
Tại Đắk Lắk, cộng đồng người Mường vẫn luôn nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Lễ hạ cây nêu ngày Tết (lễ Khai hạ) là một trong ba lễ quan trọng của người Mường.Lễ cúng hạ nêu ngày Tết của người Mường là một phần quan trọng trong phong tục đón Tết của họ, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh. Tại đây, cộng đồng người Mường tụ họp để cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu.Lễ hội bắt đầu từ sáng sớm, với không khí trang nghiêm cùng tiếng cồng chiêng vang vọng, gọi mời mọi người tham gia.
Các hoạt động trong lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào người Mường. Các trò chơi dân gian được cộng đồng hưởng ứng trong không khí vui tươi chào đón năm mới...
Một số hình ảnh đặc sắc phần hội tại buổi lễ:
Đánh chiêng, múa hát và trò chơi ném còn.Trò chơi bịt mắt bắt vịt.Trò chơi thi đi cà kheo.Trò chơi kéo co.Sau buổi lễ mọi người quây quần bên nhau thưởng thức rượu cần truyền thống.Nét đẹp cô gái Mường trong trang phục truyền thống.
Lễ cúng hạ cây nêu là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Mường, thể hiện lòng tự hào về bản sắc dân tộc và ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Ngoài ra, việc hạ nêu cũng mang ý nghĩa về sự kết thúc một chu kỳ, khép lại những điều không may mắn của năm cũ để bắt đầu một năm mới với nhiều hy vọng và niềm tin.
Lễ cúng hạ nêu không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là dịp để cộng đồng người Mường gắn kết, sum vầy bên nhau, cùng nhau chia sẻ những niềm vui và hy vọng trong năm mới.
Kinhtedothi – Trong tháng 1/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Hương xuân Tây Bắc” nhằm giới thiệu không khí đón Xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đón Tết.
Kinhtedothi - Sáng 2/2, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức thực hành nghi lễ "Tống cựu nghinh Tân" tại Khu di sản Hoàng Thành Thắng Long dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Kinhtedothi - Lễ cúng Táo quân, thả cá chép, dựng cây nêu – những nghi lễ cung đình xưa đón Tết đã được tái hiện tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đúng vào ngày 2/2 tức 23 tháng Chạp, mở đầu chuỗi các chương trình Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại đây.
Kinhtedothi - Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Truông Bồn - "tọa độ lửa" năm xưa nay là một khu di tích đặc biệt để thế hệ hôm nay, mai sau luôn nhớ về công lao của những chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất khuất.
Kinhtedothi - Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc ca khải hoàn” do VOV tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945 – 7/9/2025).
Kinhtedothi - Chiều 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về điều chỉnh tên gọi đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập và Đề án sáp nhập tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ.
Kinhtedothi - “Lâu nay người ta cứ gọi sông Tô Lịch là dòng sông chết, vì ô nhiễm, vì tù đọng nước thải. Nhưng tôi tin, con sông gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội ấy sẽ hồi sinh, trong trẻo vì người Hà Nội hôm nay vẫn thiết tha với nó!” - có lẽ những ai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất nghìn năm này, những người yêu Hà thành từ sâu thẳm trái tim đều cất trong suy nghĩ niềm tin dành cho dòng Tô như thế!
Kinhtedothi - Tối 25/4, chương trình khai mạc Du lịch hè 2025 với chủ đề “Vĩnh Phúc - Một hành trình, vạn trải nghiệm” đã được tổ chức tại thị trấn Tam Đảo, thu hút sự chú ý của đông đảo du khách và người dân địa phương.