Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Đám cưới trong mơ” và cổ tích thời hiện đại

Kinhtedothi - Những cái nắm tay thật chặt, những ánh mắt rạng ngời hạnh phúc, 41 cặp cô dâu, chú rể khuyết tật đã biến “Đám cưới trong mơ” thành hiện thực. Phía sau mỗi cặp đôi là một câu chuyện cảm động về nghị lực phi thường, về tình yêu mà họ dành cho nhau.
Tình yêu trên chiếc xe lăn
Trận sốt lúc nhỏ khiến đôi chân của chị Hoàng Hồng Kiên (sinh năm 1980) bị bại liệt. Từ Lạng Sơn về Hà Nội, chị đã vượt lên khó khăn quyết trở thành một vận động viên điền kinh xuất sắc, một diễn giả thuyết phục. Duyên nợ đã đưa chị đến với anh Phạm Hồng Thức (sinh năm 1975) ở Gia Lâm, Hà Nội. Anh cũng không may bị mất đôi chân trong vụ tai nạn giao thông từ khi 15 tuổi.
Họ quen nhau đã 14 năm, tình yêu trên chiếc xe lăn lớn dần theo thời gian. Họ cùng động viên nhau phấn đấu để rinh về hàng trăm huy chương vàng cho các giải thi đấu thể thao người khuyết tật. “Thể thao không chỉ cho tôi tìm lại được ý nghĩa trong cuộc đời này mà còn ban cho tôi một người vợ tuyệt vời cùng cậu con trai (bé Phạm Hoàng Tuấn Anh - 9 tuổi) khỏe mạnh, thông minh” - anh Thức chia sẻ. 14 năm sống và động viên nhau, họ chưa 1 lần tổ chức đám cưới.
 Hạnh phúc viên mãn của các cặp đôi trong đám cưới tập thể cho người khuyết tật. Ảnh: Thanh Bình.
Tham gia vào đám cưới tập thể của 41 cặp vợ chồng khuyết tật, được Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội tổ chức vào cuối tháng 6/2018, cô dâu Hoàng Hồng Kiên tâm sự: “Lần đầu tiên trong cuộc đời, được khoác lên mình bộ váy cưới, tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi mong rằng, sẽ còn nhiều chương trình như thế này để không chỉ riêng những người khuyết tật kém may mắn như chúng tôi, mà những phụ nữ nghèo ở các vùng quê không có điều kiện được khoác lên mình những bộ váy cô dâu”.
Hạnh phúc tuổi xế chiều
Mối đồng cảm giữa hai số phận cùng cảnh ngộ bị câm điếc bẩm sinh, anh Phạm Văn Tiến (50 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) và chị Nguyễn Thị Trang (49 tuổi, nhân viên Công ty Kym Việt, Hà Đông) đã đến được với nhau. Niềm hạnh phúc nhất trong hơn 20 năm sinh sống bên nhau của anh chị là những đứa con lành lặn, trưởng thành và chăm ngoan. Tự hào khi con trai đầu là sinh viên năm thứ nhất ĐH Kiến trúc, cô con gái thứ hai thông minh, nhanh nhẹn, dù vậy, đến giờ, họ vẫn chưa có một đám cưới trọn vẹn, đúng nghĩa cho riêng mình. Miêu tả bằng hành động, thay những lời muốn nói, chị Trang diễn tả: “Có lẽ khoảnh khắc nắm tay người bạn đời sánh bước cùng các cặp đôi khác, trước sự chúc phúc của nhiều người là kỷ niệm đặc biệt trong cuộc đời tôi”.
Hiểu được những ước mơ nhỏ nhoi của những người khuyết tật kém may mắn, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội tổ chức đám cưới tập thể cho 41 cặp đôi khuyết tật mang tên "Giấc mơ có thật". Đó là những cô gái, chàng trai có tinh thần, nghị lực phi thường đã vượt qua những khó khăn, khiếm khuyết của bản thân để vươn lên trong cuộc sống, có được những ước mơ trong cuộc đời. Hôm nay những ước mơ đó đã được hiển hiện rạng ngời trên khuôn mặt của các cô dâu, chú rể. Nên tại đám cưới này, không chỉ có chị Kiên anh Thức, chị Trang anh Tiến… mà còn nhiều cặp đôi khác cũng cùng thể hiện hạnh phúc trọn vẹn và truyền lửa cho con cháu.
31 năm chung sống bên nhau, ông Đinh Công Tráng (56 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (55 tuổi) ở số 3/67 Khương Trung, Thanh Xuân luôn cảm nhận rõ hạnh phúc viên mãn. Trải qua những rào cản của gia đình, kiên trì vượt qua những định kiến, những lời dị nghị tiêu cực... cô gái trẻ xinh đẹp quyết tâm đi theo tiếng gọi của trái tim, về làm vợ của anh chàng khi không còn bị thoái hóa đáy mắt. Bằng những nỗ lực hằng ngày, ông Tráng đã truyền lại cho các con ý chí và khát vọng vươn lên trong cuộc sống, còn bà là tấm gương sáng về đức hy sinh và sự tận tâm, tận tụy cho gia đình để các con noi theo.
Tại lễ cưới “Giấc mơ có thật” những câu chuyện đời và bí quyết giữ lửa hạnh phúc đầy xúc động và chân thực đã được các cặp đôi chia sẻ. Mỗi câu chuyện đã góp thêm một thông điệp đầy nhân văn về quyền được “gõ cửa trái tim” của người khuyết tật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô

01 Jun, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trở thành sứ mệnh quan trọng, đòi hỏi những chính sách, hành động cụ thể. Luật Thủ đô 2024 được thông qua như một nền tảng pháp lý vững chắc, giúp bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa Thủ đô.

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

Định hình hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội

01 May, 04:57 AM

Kinhtedothi - Sau gần 5 tháng khai trương và đưa vào hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội mang đến những thành quả tích cực trong việc triển khai các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo. Phóng viên Kinh tế & Đô thị có cuộc trao đổi với Giám đốc Bảo tàng Hà Nội Nguyễn Tiến Đà về thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, thu hút, kết nối các nguồn lực sáng tạo.

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

24 Mar, 06:55 PM

Kinhtedothi - Chiều 24/3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo TP Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Đôi chuyện Tết xưa

Đôi chuyện Tết xưa

31 Jan, 05:43 AM

Kinhtedothi - Ít năm nay, khi so sánh Tết xưa, Tết nay, người ta hay nói đến những thay đổi trong cái ăn, cái mặc. Thường là nhớ lại những khó khăn, thiếu thốn, những cái Tết thời bao cấp để mà thêm trân trọng những gì có được hôm nay.

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

Độc đáo cách thu phục lòng dân ở xã vùng cao

30 Jan, 12:26 AM

Kinhtedothi - Chuyện ăn Tết tuy không còn rình rang như những năm cũ, nhưng vẫn vui vì sự giản tiện, bình yên trên quê nhà. Người dân Phú Mãn, Hà Nội, chấp hành đúng các quy định của pháp luật, ăn Tết không tiếng pháo, không uống rượu bia khi tham gia giao thông

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ