Tất cả những hoạt động ngoại giao, kinh tế, quân sự và an ninh của Mỹ đều nhằm dàn xếp những mắc mớ còn tồn tại trong quan hệ song phương để bài binh bố trận cho cuộc chơi mới ở toàn khu vực. Những động thái ấy là Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Ấn Độ và Singapore cũng như hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Singapore, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry công du Pakistan và Mỹ quyết định tăng đáng kể viện trợ quân sự cho Phlipines. Tất cả những nước trên đều là những mắt xích quan trọng trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á. Trong các cặp quan hệ song phương giữa Mỹ và các đối tác này, nhu cầu tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đều rất lớn và cấp thiết đối với cả hai phía. Bên cạnh đó, nét nổi bật chung ở các cặp quan hệ song phương này là lợi ích an ninh và mục tiêu của Mỹ nhằm vào Trung Quốc. Ở đâu cũng đều thấy ẩn hiện lợi ích và mục tiêu của Mỹ là cạnh tranh ảnh hưởng hoặc đối phó với Trung Quốc. Singapore, Nhật Bản và Philipines vốn đã là những đồng minh chiến lược của Mỹ. Nhật bản và Phlipines lại đang phải đối phó với việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và tăng cường hoạt động quân sự ở vùng biển xung quanh họ. Mỹ muốn tranh thủ Ấn Độ vì nước này cũng có không ít trắc trở với Trung Quốc và có tiềm năng trở thành một đối địch với Trung Quốc ở khu vực. Ấn Độ còn đóng vai trò không nhỏ về an ninh khu vực, đặc biệt sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Tương tự như thế đối với Pakistan. Cho nên Mỹ mới cam kết chấm dứt sử dụng máy bay không người lái không kích mục tiêu ở Pakistan. Dàn xếp để bố trận như thế vì nếu không Mỹ sẽ không thể thực hiện được mục tiêu chiến lược lâu dài ở khu vực này.
Tin đọc nhiều

EU đưa ra quyết định bất ngờ về tài sản bị đóng băng của Nga

Mỹ nói rõ quan điểm liên quan đến lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine

EU loại Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ khỏi quỹ quốc phòng 150 tỷ euro

Nga “nổi giận” vì Pháp chuyển lãi từ tài sản đóng băng của Moscow cho Kiev
