Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game: Cẩn thận tác dụng ngược

Kinhtedothi – Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game của Bộ Tài chính đang bị cho là có tác dụng ngược, bởi khi game nội bị áp thuế, thay vì sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp trong nước, người dùng sẽ chuyển sang nhà cung cấp xuyên biên giới.

Game nội yếu thế trước game ngoại

Bộ Tài chính vừa xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trong đó đề xuất bổ sung loại hình kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất hợp lý. Một trong những nguyên nhân đưa ra là loại hình kinh doanh game hiện nay là mặt hàng có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao, thu hút mọi độ tuổi tầng lớp dân cư, đặc biệt là giới trẻ.

Do đó, cần nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng.

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game (ảnh: Internet)

Theo số liệu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), doanh thu game năm 2022 của thị trường trong nước ước tính hơn 500 triệu USD. Trong đó, 78% doanh thu thuộc về các nhà cung cấp ngoài lãnh thổ Việt Nam và không quản lý được; chỉ có 22% doanh thu game là của DN trong nước, cung cấp các game được cấp phép và đóng thuế.

Chia sẻ về lợi nhuận của ngành game, Chủ tịch Hội Thể thao điện tử Việt Nam (VIRESA) Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Chỉ có 8% những người sử dụng dịch vụ có trả tiền khi chơi game online – là đối tượng mà Thuế TTĐB nhắm tới. Mục tiêu của thuế là giảm hành vi chơi game, nhưng thực tế tác động chỉ đánh vào 8% này thôi. Trong khi tỷ suất lợi nhuận của ngành chỉ ở mức 3-8%. Do đó không rõ suy nghĩ game có lợi nhuận cao đến từ đâu” – ông Nguyễn Xuân Cường bày tỏ.

 

Để chặn game không phép, Bộ TT&TT đã phối kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ game vi phạm. Nhưng game lậu sống được do có các kênh thanh toán hỗ trợ, tạo ra sự bất bình đẳng với DN trong nước. – Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ TT&TT Lê Quang Tự Do chia sẻ.

Chia sẻ thêm về thực trạng ngành game ở Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm (VINASA) Lê Xuân Hòa cho biết, các DN game Việt hiện đang rất khó khăn và có xu hướng teo nhỏ trong thời gian qua. Số DN còn hoạt động chính thức trong nước còn rất ít. Trong thực tế có nhiều DN và nhóm phát triển game của Việt Nam đang hoạt động thành công ở nước ngoài chứ không kinh doanh ở thị trường Việt Nam nữa, dẫn đến tình trạng nguồn lực chảy máu ra nước ngoài.

Cũng theo ông Lê Xuân Hòa, việc thu thuế hiện nay chỉ thực hiện được với các game hợp pháp (tức là game có phép), còn game chưa cấp phép, game lậu thì chưa bị quản lý. Trong khi, game có phép bị thất thế trước game không phép do phải chịu rất nhiều rào cản, quy định (như hành lang pháp lý quản lý, thanh toán, nguồn lực thiếu hụt...), hầu hết định kiến về game lại bắt nguồn từ game lậu, game không phép.

Vì vậy, nếu áp dụng thêm thuế TTĐB thì sẽ tạo thêm mảnh đất màu mỡ cho game lậu, game không phép. Vì nhu cầu chơi game của xã hội là hiện hữu, có thật. Xu hướng DN Việt chuyển sang hoạt động ở nước ngoài để được hưởng ưu đãi về chính sách, về thuế cũng sẽ ngày càng tăng lên. Những hệ lụy này sẽ gây ra tác động dây chuyền đến rất nhiều ngành khác.

Bên cạnh đó, đề xuất áp thuế TTĐB cũng sẽ không nhất quán với các chính sách phát triển Công nghiệp số hay Chiến lược phát triển Công nghiệp Văn hóa hiện nay của Việt Nam. Hiện trên thế giới không có nước nào áp dụng thuế TTĐB cho game online. Nhiều nước còn khuyến khích phát triển. Do đó, áp thuế TTĐB vừa không phù hợp thông lệ quốc tế, vừa không tạo ra được môi trường thu hút đầu tư bằng với các nước khác trong khu vực.

Hạn chế tác hại của game bằng cách nào?

Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến VNGGames Lã Xuân Thắng kiến nghị, cũng giống như phim ảnh, nghệ thuật trò chơi trực tuyến cũng là một phần của ngành công nghiệp giải trí, sáng tạo nội dung. Ở các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp và nhiều nước khác, trò chơi trực tuyến không chỉ được thừa nhận như là một ngành kinh tế quan trọng, mà còn được xác định là mũi nhọn để xuất khẩu văn hoá ra thế giới. Vì vậy, những quốc gia này có rất nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến.

 

Trong xã hội hiện có nhiều quan điểm khác nhau về game online, bao gồm nhiều định kiến như mất thời gian, ảnh hưởng đến trẻ em, ít vận động. Tuy nhiên, cũng phải nhận định, nhiều trò chơi hiện nay đang được xây dựng theo hướng vừa chơi vừa học. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chơi game giúp trẻ em phát triển trí tưởng tượng tư duy, khả năng phản xạ. Do vậy cần có đánh giá nhiều chiều, tác động nhiều mặt khi quyết định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online - Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn nêu quan điểm.

Nhưng ở Việt Nam, trong suốt nhiều năm qua, xã hội và cộng đồng vẫn dành cho game cái nhìn không thật sự thiện cảm, cho rằng trò chơi trực tuyến chứa các nội dung không lành mạnh, bạo lực, ảnh hưởng lệch lạc, tiêu cực tới giới trẻ, không được khuyến khích phát triển như các ngành giải trí – sáng tạo nội dung số khác.

Và thực tế, tại Việt Nam, game là 1 ngành kinh doanh có điều kiện. Tất cả các game muốn phát hành chính thống đều phải được thẩm định nội dung bởi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cụ thể ở đây là Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh việc phải đảm bảo các yêu cầu về yếu tố nội dung, trò chơi trực tuyến khi đưa ra thị trường luôn có sự phân loại độ tuổi rất rõ ràng và khuyến cáo người dùng trước khi sử dụng. Hầu hết những nội dung không lành mạnh, lệch chuẩn đều đến từ các game được phát hành trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nếu muốn hạn chế tác hại của game, quan trọng nhất cần kiểm soát nội dung, dù khó nhưng là biện pháp tạo ra công bằng và phù hợp thì chúng ta buộc phải làm. Kiểm soát nội dung vẫn giúp thúc đẩy được những app, phần mềm, game có ích cho y tế, giáo dục, xã hội… Trong khi đó, còn có thể định hướng và kiểm soát được nội dung trong game. Nếu các quy định hiện tại chưa phù hợp thì ta có thể chỉnh sửa thay vì chỉ quan tâm đến đánh thuế.

Cùng với đó, cần ban hành các bộ quy tắc, hướng dẫn gia đình, giáo dục, doanh nghiệp… để có sự tham gia đồng bộ từ nhiều bên và đạt hiệu quả tốt hơn. Mặt khác, cần tìm cách tăng thu thuế thông qua những nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, tuy chưa có giải pháp cụ thể nhưng đây là hướng để chúng ta suy nghĩ rộng ra.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ