Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đầu tư gần 240 tỷ đồng để phòng chống HIV/AIDS

KTĐT - Tổng kinh phí 237,5 tỷ đồng là số tiền Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ huy động cho Kế hoạch Hành động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành giáo dục, giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030.
Trong đó, nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước đầu tư chiếm khoảng 58%, tương đương với 137,5 tỷ đồng. Khoảng 100 tỷ đồng còn lại dự kiến thực hiện xã hội hóa, huy động từ các nhà tài trợ trong, ngoài nước và các nguồn thụ hưởng khác.

Thông tin này vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay, ngày 22/12/2011.

Mục tiêu của Kế hoạch này là đến năm 2020, 100% người học trong các cơ sở giáo dục, 100% nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và cha mẹ học sinh được trang bị và nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục phòng chống HIV/AIDS phù hợp với từng cấp học. Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS hoàn toàn được xóa bỏ trong các cơ sở giáo dục.

Kế hoạch này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2011 đến 2015, triển khai các hoạt động tại 70% cơ sở giáo dục thuộc khu vực các tỉnh phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam với kinh phí 137,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2 từ năm 2016 đến 2020, triển khai đại trà tại 63 tỉnh thành trên cả nước với kinh phí 100 tỷ đồng.

Đối tượng hướng đến là học sinh, phụ huynh và các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ y tế trường học và nhân viên trong các cơ sở giáo dục.

Để thực hiện được Kế hoạch này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra rất nhiều giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng chống HIV/AIDS trong ngành giáo dục; hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách có liên quan đến vấn đề này; rà soát, bổ sung và xây dựng chương trình, tư liệu; tổ chức giảng dạy, tích hợp và lồng ghép kiến thức về phòng chống HIV trong nhà trường; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về vấn đề này…

Theo số liệu từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến ngày 31/3/2011, toàn quốc có tổng số trên 185.000 người nhiễm HIT/AIDS còn sống, trên 44.700 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS còn sống và gần 50.000 người đã chết vì căn bệnh này.

Số trẻ em bị nhiễm HIV có xu hướng tăng. Trung bình, mỗi năm nước ta có thêm 440 trường hợp trẻ bị nhiễm HIV. Hiện số trẻ em phát hiện có HIV dương tính là trên 4.200 em.

Tuy nhiên, trong khi số ca nhiễm HIV không ngừng tăng lên thì sự hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này vẫn còn rất thấp trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và dân cư, đặc biệt là ở những vùng kinh tế kém phát triển./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ