70 năm giải phóng Thủ đô

Đầu Xuân ghé thăm di tích Quốc gia độc đáo đình, chùa Đức Hậu

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, đình - chùa Đức Hậu (xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) đã được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia từ năm 1994. Đây là cụm công trình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá, tâm linh của người dân địa phương.

Theo sử sách ghi lại, chùa Đức Hậu có từ thế kỷ XVII, tên chữ là Linh Sơn Tự. Tam quan của chùa Linh Sơn Tự thuộc loại đơn giản, chỉ có 1 cửa. Du khách qua cổng đi thẳng theo con đường lát gạch dẫn đến sân trước chùa, hai bên là hàng cau và vườn cây cảnh. Mặt bằng kiến trúc gồm có tiền đường, thượng điện, nhà khách, nhà tăng và hậu đường.

Theo sử sách ghi lại, chùa Đức Hậu có từ thế kỷ XVII, tên chữ là Linh Sơn Tự. Tam quan của chùa Linh Sơn Tự thuộc loại đơn giản, chỉ có 1 cửa. Du khách qua cổng đi thẳng theo con đường lát gạch dẫn đến sân trước chùa, hai bên là hàng cau và vườn cây cảnh. Mặt bằng kiến trúc gồm có tiền đường, thượng điện, nhà khách, nhà tăng và hậu đường.

Tiền đường rộng 5 gian 2 dĩ, xây kiểu bít đốc tay ngai trụ biểu, bộ mái cong dựa trên 16 cột gỗ, các cột ở gian giữa có thiết diện hình vuông. Phía trước có 5 bộ cửa bức bàn, 2 gian đầu hồi trổ cửa sổ hình chữ.

Tiền đường rộng 5 gian 2 dĩ, xây kiểu bít đốc tay ngai trụ biểu, bộ mái cong dựa trên 16 cột gỗ, các cột ở gian giữa có thiết diện hình vuông. Phía trước có 5 bộ cửa bức bàn, 2 gian đầu hồi trổ cửa sổ hình chữ.

Các vì kèo làm theo kiểu thượng chồng rường ở trên, chồng xà ở dưới ở 2 vì đốc. Các vì giữa theo kiểu thượng giá chiêng, trụ kẻ đầu, xà con nhị đè thanh quá giang gối cột, trung cốn ván đè xà nách gối tường cả trước sau.

Các vì kèo làm theo kiểu thượng chồng rường ở trên, chồng xà ở dưới ở 2 vì đốc. Các vì giữa theo kiểu thượng giá chiêng, trụ kẻ đầu, xà con nhị đè thanh quá giang gối cột, trung cốn ván đè xà nách gối tường cả trước sau.

Thượng điện 5 gian dọc nối với tiền đường thành hình chuôi vồ, gồm 4 vì kèo với 8 cột gỗ thiết diện vuông, đốc không có vì kèo mà gối lên tường. Các vì theo kiểu quá giang, một trụ đỡ kèo suốt. Mỗi vì giáp tiền đường làm kiểu giá chiêng gánh thượng lương, dưới là cốn ván trên xà gối tường. Hai bên thượng điện có hành lang, dọc hành lang có trụ đỡ mái.

Thượng điện 5 gian dọc nối với tiền đường thành hình chuôi vồ, gồm 4 vì kèo với 8 cột gỗ thiết diện vuông, đốc không có vì kèo mà gối lên tường. Các vì theo kiểu quá giang, một trụ đỡ kèo suốt. Mỗi vì giáp tiền đường làm kiểu giá chiêng gánh thượng lương, dưới là cốn ván trên xà gối tường. Hai bên thượng điện có hành lang, dọc hành lang có trụ đỡ mái.

Các mảng trang trí nghệ thuật ở chùa Linh Sơn Tự tập trung vào 2 vì giữa của tiền đường. Từ đó nối sang thượng điện có 1 bức cửa võng chạm trổ cầu kỳ, phía trên cửa võng có chạm hổ phù và triện cúc dây, 2 cốn nách chạm hình tam ly hóa hí cầu. Các vì khác có các họa tiết chạm nổi các đề tài hóa rồng...

Các mảng trang trí nghệ thuật ở chùa Linh Sơn Tự tập trung vào 2 vì giữa của tiền đường. Từ đó nối sang thượng điện có 1 bức cửa võng chạm trổ cầu kỳ, phía trên cửa võng có chạm hổ phù và triện cúc dây, 2 cốn nách chạm hình tam ly hóa hí cầu. Các vì khác có các họa tiết chạm nổi các đề tài hóa rồng...

Đình Đức Hậu có từ thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ các Thánh Tam Giang, theo thần phả gồm anh em Trương Hống và Trương Hát, quê làng Vân Mẫu, huyện Quế Dương, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Hai Vân, phường Vân Dương, TP Bắc Ninh).

Đình Đức Hậu có từ thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ các Thánh Tam Giang, theo thần phả gồm anh em Trương Hống và Trương Hát, quê làng Vân Mẫu, huyện Quế Dương, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Hai Vân, phường Vân Dương, TP Bắc Ninh).

Từ con đường ven hồ đi qua cổng lớn ta thấy bên phải là sân chùa và bên trái là sân đình. Đình Đức Hậu có mặt bằng nền với bố cục “Tiền chữ Nhất, hậu chữ Công”. Tòa tiền tế của đình gồm 2 chái xây bịt và 5 gian giữa để trống cả trước lẫn sau. Bước qua sân hẹp làm giếng trời ta sẽ vào toà đại bái 3 gian 2 chái, mặt trước có cửa gỗ bức bàn, mặt sau nối với nhà cầu 2 gian.

Ngày 10/3/1994, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch) đã xếp hạng đình và chùa Đức Hậu là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Chùa Đức Hậu đã được UBND huyện Sóc Sơn bố trí nguồn lực tu sửa trong năm 2022. Hiện, đình Đức Hậu cũng đang trong quá trình được trùng tu, nâng cấp.

Từ con đường ven hồ đi qua cổng lớn ta thấy bên phải là sân chùa và bên trái là sân đình. Đình Đức Hậu có mặt bằng nền với bố cục “Tiền chữ Nhất, hậu chữ Công”. Tòa tiền tế của đình gồm 2 chái xây bịt và 5 gian giữa để trống cả trước lẫn sau. Bước qua sân hẹp làm giếng trời ta sẽ vào toà đại bái 3 gian 2 chái, mặt trước có cửa gỗ bức bàn, mặt sau nối với nhà cầu 2 gian.

Ngày 10/3/1994, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch) đã xếp hạng đình và chùa Đức Hậu là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Chùa Đức Hậu đã được UBND huyện Sóc Sơn bố trí nguồn lực tu sửa trong năm 2022. Hiện, đình Đức Hậu cũng đang trong quá trình được trùng tu, nâng cấp.
Ngày 10/3/1994, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch) đã xếp hạng đình và chùa Đức Hậu là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Chùa Đức Hậu đã được UBND huyện Sóc Sơn bố trí nguồn lực tu sửa trong năm 2022. Hiện, đình Đức Hậu cũng đang trong quá trình được trùng tu, nâng cấp.