Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ĐB Quốc hội: cần bổ sung chính sách vượt trội để hạn chế tác động đến môi trường

Kinhtedothi - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, chiều 9/5 Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số và thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật này.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội dành sự quan tâm nhiều tới nội dung phát triển công nghiệp công nghệ số theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương (Đoàn tỉnh An Giang) - Ảnh: Media.quochoi.vn

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Trần Thị Thanh Hương (Đoàn tỉnh An Giang) nhận định, Dự thảo Luật đã cơ bản hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý và cơ chế ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số; dự thảo có nhiều chính sách mới có tính đột phá, chưa từng được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây.

Đánh giá cao việc Dự thảo Luật dành riêng một mục quy định về phát triển bền vững, đại biểu cho rằng, các nội dung thể hiện sự quan tâm đúng mức đến việc giảm thiểu tác động môi trường, phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Để phát triển bền vững ngành công nghiệp này, đại biểu Thanh Hương đề nghị, ban soạn thảo cần bổ sung thêm hoặc giao Chính phủ bổ sung thêm chính sách vượt trội để hạn chế những tác động đến môi trường. Song song với đó là những chế tài phù hợp; có cơ chế khuyến khích đầu tư, phát triển xanh, tiết kiệm năng lượng theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) - Ảnh: Media.quochoi.vn

Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho biết, qua nghiên cứu Dự thảo Luật thấy có nhiều chính sách đối với phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, đó là những chính sách quan trọng

Về chính sách đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghiệp số, đại biểu cho rằng đây là tiền đề quan trọng. Việc ưu đãi chính sách này không chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở trong nước, mà còn đối với doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

Tham gia góp ý vào nội dung dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) đánh giá, dự thảo Luật đã thiết lập những khuôn khổ pháp lý mang tính toàn diện về công nghiệp công nghệ số và góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất cần thêm chính sách theo hướng thúc đẩy liên kết giữa công nghiệp bán dẫn và công nghiệp điện tử, do công nghiệp bán dẫn là nền tảng cốt lõi của các sản phẩm điện tử hiện nay.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu - Ảnh: Media.quochoi.vn

"Việc xây dựng cơ chế phối hợp nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ giữa 2 ngành không chỉ phát triển hệ sinh thái công nghiệp đồng bộ, mà còn hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu" - đại biểu Bá Mạc nhấn mạnh.

Tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Luật Công nghiệp công nghệ số được xây dựng với mong muốn tạo cú hích mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và để đạt được 4 mục tiêu: trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp xứng đáng vào nền kinh tế đất nước; hình thành và phát triển hệ thái về doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch được từ lắp ráp, gia công sang khâu chất lượng cao hơn là sáng tạo, thiết kế, tiến dần chủ công nghệ lõi; phát triển hạ tầng công nghệ số hiện đại, đồng bộ; thu hút, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong ngành này.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, với các ý kiến phản biện của các đại biểu, sẽ cùng với cơ quan thẩm tra, nghiên cứu và tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm chất lượng tốt nhất, để dự thảo Luật được thông qua tại kỳ họp này.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đoàn các địa phương vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Đoàn các địa phương vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

24 May, 04:59 PM

Ngày 24/5/2025, tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương theo nghi thức Quốc tang.

Đại biểu Quốc hội: cần kiểm soát giá bán, giá thuê nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội: cần kiểm soát giá bán, giá thuê nhà ở xã hội

24 May, 04:07 PM

Kinhtedothi - Khẳng định nhà ở xã hội là chính sách nhân văn, ưu việt của chế độ ta với những đối tượng đặc thù, song, đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu không kiểm soát được giá bán, giá thuê nhà ở xã hội thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách.

Khắc phục khoảng trống pháp lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong không gian số

Khắc phục khoảng trống pháp lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong không gian số

24 May, 02:04 PM

Kinhtedothi - Các đại biểu Quốc hội nhận định, việc Quốc hội xem xét ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cấp thiết, nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền con người trong không gian số và thúc đẩy phát triển kinh tế số một cách an toàn, bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ