Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Để con được “chơi” tiếng Anh

Bình Dương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mỗi đứa trẻ học ngôn ngữ đầu tiên bằng cách lắng nghe người lớn giao tiếp, nhắc lại những ngôn từ lắng đọng trong bé rồi mới tập nói, tập đọc, tập viết.

Với các ngoại ngữ khác như tiếng Anh, con trẻ cũng cần được tiếp cận một cách tự nhiên nhất như tiếng mẹ đẻ và phương pháp tối ưu nhất là khơi gợi sự hứng thú và giúp trẻ dược thực hành, được “chơi” nhiều hơn với tiếng Anh.

Một trong những hạn chế của chương trình giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam là coi việc học ngôn ngữ này như tiếp nạp một dạng kiến thức khoa học. Thực tế, không ai có thể giỏi tiếng Anh bằng cách học thuộc lòng quyển từ điển dày cộp hay ngâm cứu các bài báo khoa học khó nhằn. Không giống các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác như toán lý hóa, ngôn ngữ cần môi trường tương tác và thực hành nhiều hơn.

Thêm vào đó, tiếng Anh trước nay mới chỉ được nhìn nhận như một môn học bắt buộc trong nhà trường. Chính tâm lí hạn chế đó của các bậc phụ huynh vô tình đã tạo áp lực cho trẻ trong việc tiếp nhận một ngoại ngữ mới. Lo lắng về điểm số đôi khi khiến các em quá tập trung vào ngữ pháp để đạt điểm cao trong các kì thi mà quên mất một khía cạnh quan trọng hơn: khả năng giao tiếp.

Hơn cả một môn học, tiếng Anh đã trở thành kĩ năng sống không thể thiếu cho tương lai phát triển của mỗi đứa trẻ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và trình độ ngày càng cao của xã hội, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước, tiếng Anh là công cụ đắc lực giúp các em nâng cao hiểu biết của mình, thành thạo và phát triển các kĩ năng cần thiết cũng như thích nghi với mọi hoàn cảnh và chung sống với người khác, kể cả những người khác màu da, quốc tịch.

Bên cạnh đó, khái niệm “công dân toàn cầu” đã không còn quá xa lạ. Mạng internet và sự kết nối toàn cầu đã giúp thế giới “phẳng” hơn mỗi ngày. Mỗi công dân thế hệ mới đều phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để hòa nhập với thế giới rộng lớn và bắt kịp sự phát triển của xã hội. Và tiếng Anh chính là hành trang không thể thiếu đó.

Những cách nhìn mới về môn ngoại ngữ này đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của phụ huynh khi lựa chọn phương pháp học tiếng Anh cho trẻ.

Hãy tìm cho trẻ một “phụ huynh tiếng Anh” – nơi trẻ có thể thoải mái tự do giao tiếp mà không lo sợ bất cứ rào cản nào. Các chuyến dã ngoại, trại hè với các hoạt động thể chất sôi động là môi trường lí tưởng để trẻ sử dụng tiếng Anh tối đa một cách tự nhiên nhất. Đặc biệt, các quản trại thân thiện, cởi mở sẽ tạo bàn đạp lí tưởng để trẻ tiến bộ và hứng thú hơn với trại hè 100% tiếng Anh.

“Học ngoại ngữ cũng là tìm hiểu về một nền văn hóa”. Tiếng Anh không đơn thuần là một ngôn ngữ mà thông qua ngôn ngữ đó, chúng ta hiểu được về văn hóa, truyền thống, lịch sử của đất nước, quốc gia đó. Việc lồng ghép các kiến thức nghệ thuật, thể thao sử dụng tiếng Anh không chỉ giúp trẻ tăng tần suất sử dụng ngôn ngữ vừa học vừa chơi mà còn tăng vốn kiến thức nền cho trẻ. Ngoài ra, hiểu biết về thế giới còn mở ra những cơ hội mới để trẻ tự khám phá những khả năng tiềm tàng của bản thân và đưa ra con đường tương lai của mình.

Không thể tiếp cận tiếng Anh như một dạng kiến thức khoa học thông thường mà cần coi tiếng Anh như một kĩ năng sống cần thiết cho tương lai. Và cách tốt nhất để trẻ sở hữu kĩ năng không gì khác là trải nghiệm và rèn luyện thực tế. Chính vì vậy, tạo điều kiện để trẻ tham gia các trại hè quốc tế đồng nghĩa với việc bố mẹ đang trao cho bé chiếc chìa khóa 2 trong 1 để mở rộng cành cửa khám phá cuộc đời tương lai.

GPA là thành viên ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT tại Việt Nam của Tổ chức trại hè quốc tế ICF (hơn 30 năm kinh nghiệm, được công nhận trên toàn cầu). Để được tham gia tổ chức này, GPA phải thỏa mãn rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe về nội dung, cách tổ chức và quy mô của chương trình.
Năm nay trại hè của GPA được tổ chức tại 3 miền: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Mọi chi tiết xin liên hệ Mrs Luân 0902 256 812.