Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề cương chi tiết bài thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2023

Kinhtedothi – Để thí sinh hiểu rõ hơn về bài thi đánh giá năng lực HSA năm 2023 và ôn thi đúng trọng tâm, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã công bố chi tiết về cấu trúc, đề cương bài thi.

Thí sinh làm bài thi HSA trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn (Ảnh: TTKT)
Thí sinh làm bài thi HSA trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn (Ảnh: TTKT)

Trung tâm khảo thí- ĐHQGHN khẳng định: Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐHQGHN được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá 3 nhóm năng lực chính là: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu; và Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội).

Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%.

Về cấu trúc, bài thi HSA gồm 3 phần thi: Phần 1 là Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút); phần 2 là Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút) và phần 3 là Khoa học (Tự nhiên - Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút).

Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi; trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn với 1 đáp án đúng duy nhất, 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học, 3 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học.

Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1-4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút.

Kiến thức trong phần 1 và 2 được phân bổ như sau: Phần 1 và phần 2: Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%; kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%; Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%. Phần 3: Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.

Đề cương chi tiết bài thi HSA 2023
Đề cương chi tiết bài thi HSA 2023

Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn. Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi. Đối với các câu hỏi điền đáp án, thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống có sẵn tương ứng của câu hỏi thi.

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh.

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm. Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học.

Năm 2023, Trung tâm khảo thí ĐHQGHN tổ chức 8 đợt thi HAS tại 17 địa điểm thi. Quy mô mỗi đợt thi dự kiến từ 8.000-20.000 thí sinh và hướng tới phục vụ trên 70.000 thí sinh. Lệ phí mỗi lượt thi là 500.000 đồng, thí sinh chỉ được đăng ký thi tối đa 2 lượt/năm.

Được biết, 9 giờ ngày 6/2/2023, hệ thống đăng ký thi HSA mở phục vụ 45.000 chỗ cho thí sinh đăng ký dự thi. Đến 15 giờ cùng ngày, có 41.208 tài khoản đã đăng ký thành công ca thi.

Theo phản ánh của thí sinh và phụ huynh, cũng như năm 2022, ngay trong ngày đầu tiên mở cổng đăng ký, hệ thống này liên tục bị nghẽn mạng.

Chi tiết 8 đợt thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2023

Chi tiết 8 đợt thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2023

Sự ra đời nhiều kỳ thi độc lập có làm khó thí sinh?

Sự ra đời nhiều kỳ thi độc lập có làm khó thí sinh?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

29 Mar, 10:14 PM

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ