Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Để ngăn nạn lạm thu

Kinhtedothi - Bảng dự trù kinh phí hoạt động năm học 2022 - 2023 của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3, trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, TP Hồ Chí Minh gây bức xúc khi dự kiến chuyển khoản cho giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu 54 triệu đồng/năm.

Vấn đề lạm thu đã được các cơ quan truyền thông rung chuông báo động, lãnh đạo ngành giáo dục cũng nhiều lần chỉ đạo nhưng các khoản thu vô lý vẫn không ngừng diễn ra ở các trường học.

Bảng dự trù kinh phí hoạt động năm học 2022 - 2023 của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3, trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, TP Hồ Chí Minh

Cụ thể các khoản thu và chi ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu là: Phần chi chăm cô được liệt kê 27 triệu đồng/năm đối với giáo viên chủ nhiệm và bảo mẫu bằng hình thức chuyển khoản hàng tháng, mỗi tháng một người 3 triệu đồng.

Tiền chi kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tiền Tết Nguyên đán cho hiệu trưởng, hiệu phó 1, hiệu phó 2, giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu, giáo viên bộ môn, bảo vệ…; tiền chi cho Ngày Phụ nữ Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ cho giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu… Tổng cộng những khoản này đã “ngốn” hơn 102 triệu đồng trên tổng số hơn 130 triệu đồng dự trù kinh phí thu được.

Khi sự việc xảy ra, phụ huynh bức xúc phản ánh lên dư luận thì nhà trường và cô giáo chủ nhiệm lại đẩy lỗi cho Ban đại diện cho mẹ phụ huynh, sự việc lấy ý kiến ở group chỉ có phụ huynh với nhau, giáo viên chủ nhiệm không nắm việc này. Và để chữa cháy cho những đề xuất thu vô lý, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp 1/3 đã không triển khai theo dự trù kinh phí này mà chỉ thu mỗi phụ huynh 1 triệu đồng để chăm lo các hoạt động cho học sinh.

Cần làm gì để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả, đúng tinh thần của Bộ GD&ĐT và không bị nghĩ là “ban thu tiền” là nỗi trăn trở của rất nhiều phụ huynh cũng như của ngành giáo dục. Vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Ban đại diện cha mẹ học sinh là nhịp cầu nối giữa nhà trường với học sinh để có những giải pháp giáo dục học sinh tốt nhất chứ không phải là nơi huy động tiền, chi tiêu, tổ chức hội hè. Nhưng để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo đúng chức năng thì cần phải có quy định, chế tài cụ thể, tránh tình trạng trở thành công cụ, là cánh tay nối dài của Ban giám hiệu.

Trên thực tế, điệp khúc lạm thu được thông qua từ Ban đại diện cha mẹ học sinh cứ diễn ra hàng năm cũng bởi vì khi xảy ra sự việc chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe. Luật sư Nguyễn Trung Trực (Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam) cho rằng: “Trên thực tế, pháp luật không có quy định riêng lẻ cho hành vi lạm thu trong các cơ sở giáo dục, mà đưa ra các chế tài riêng biệt cho từng hành vi riêng lẻ về học phí, lệ phí và các khoản thu khác trong lĩnh vực giáo dục”. Hầu hết các cơ sở lạm thu được báo chí hay phụ huynh phản ánh mới dừng lại ở việc dừng thu, nhắc nhở, khiển trách…

Ngoài ra, do tâm lý cả nể của phụ huynh nên tình trạng nhà trường lạm dụng “xã hội hóa” để thu những khoản ngoài quy định thông qua hội phụ huynh vẫn chưa được khắc phục. Cũng chính vì thế mà các cuộc họp phụ huynh đầu năm ở nhiều trường lớp chủ yếu bàn về chuyện đóng góp, còn việc chia sẻ, thảo luận về việc học tập, phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình lại mờ nhạt.

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những giải pháp để tránh lạm thu, cô giáo không phải trông chờ vào các khoản đóng của phụ huynh là việc tăng lương, chi trả cho thầy cô thật tương xứng với năng lực, sự cống hiến của các nhà giáo. Bởi nhiều giáo viên hiện vẫn phải sống chật vật bằng đồng lương ít ỏi, thậm chí phải nghỉ việc cũng là nguyên nhân để các mặt trái trong thu – chi của ngành giáo dục vẫn nảy nở.

Lạm thu núp bóng “tự nguyện”

Lạm thu núp bóng “tự nguyện”

Ngăn lạm thu đầu năm học mới

Ngăn lạm thu đầu năm học mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ