Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề tài NCKH của nhiều trường ĐH chưa tương xứng với khả năng

KTĐT - Về đề tài cấp Bộ, Bộ GD-ĐT đã giao thực hiện 127 đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm với tổng kinh phí 36,5 tỷ đồng và 1026 đề tài cấp Bộ với tổng kinh phí 66,67 tỷ đồng.

KTĐT - Về đề tài cấp Bộ, Bộ GD-ĐT đã giao thực hiện 127 đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm với tổng kinh phí 36,5 tỷ đồng và 1026 đề tài cấp Bộ với tổng kinh phí 66,67 tỷ đồng. Tại cấp cơ sở, trong giai đoạn 2006-2010, các trường đã thực hiện 2.569 đề tài NCKH cấp trường với tổng kinh phí trên 14,5 tỷ đồng.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường ĐH nói chung và các trường thuộc khối khoa học tự nhiên - kỹ thuật chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng của mình và chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội, thậm chí không ứng dụng ngay được.

Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị “Tổng kết hoạt động khoa học - công nghệ giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2011-2015 các trường khối kỹ thuật, công nghệ và khoa học tự nhiên được tổ chức sáng ngày 27/10 tại Hà Nội.

Theo báo cáo của ban tổ chức, trong 5 năm 2006-2010, các trường khối khoa học tự nhiên - kỹ thuật được giao thực hiện 21 nhiệm vụ thuộc các chương trình khoa học công nghệ (KHCN) cấp Nhà nước với tổng kinh phí hơn 51 tỷ đồng và 11 đề tài độc lập cấp Nhà nước với tổng kinh phí 14,25 tỷ đồng. Các đề tài đã gắn với việc đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, nhất là đào tạo tiến sĩ.

Về đề tài cấp Bộ, Bộ GD-ĐT đã giao thực hiện 127 đề tài NCKH cấp Bộ trọng điểm với tổng kinh phí 36,5 tỷ đồng và 1026 đề tài cấp Bộ với tổng kinh phí 66,67 tỷ đồng. Tại cấp cơ sở, trong giai đoạn 2006-2010, các trường đã thực hiện 2.569 đề tài NCKH cấp trường với tổng kinh phí trên 14,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, NCKH và chuyển giao công nghệ trong các trường ĐH nói chung và các trường thuộc khối khoa học tự nhiên - kỹ thuật chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng của mình và chưa đáp ứng được mong muốn của xã hội.
Đây vấn đề tồn tại đã nhiều năm, nhưng vẫn chưa được khắc phục và cải thiện do các trường khối kỹ thuật hiện nay chưa được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, các đầu tư trình độ cao lại không đi kèm với nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, do đó không phát huy được năng lực trang, thiết bị, gây lãng phí đầu tư. Dẫn đến hiệu quả của kết quả nghiên cứu gắn với nhu cầu kinh tế xã hội vẫn còn thấp so với yêu cầu đặt ra và tiềm năng. Nhiều đề tài không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoặc nếu xuất phát thì các kết quả cũng chưa có khả năng triển khai ứng dụng ngay. Chính vì điều này đã dẫn đến lãng phí đầu tư cho NCKH và cũng dẫn đến thực tế là các cơ sở sản xuất thường có xu hướng tìm đến các công nghệ nhập ngoại hơn là tìm đến các nhà nghiên cứu trong nước và sử dụng công nghệ.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết, sẽ tăng nguồn lực đầu tư cho hoạt động NCKH, trong đó tập trung đầu tư một cách trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải và kiên quyết chỉ đầu tư cho những dự án tốt.

Tuy nhiên, ông Quý cũng cho rằng, bản thân các trường cần chú trọng tiến hành đổi mới quản lý về hoạt động KHCN, tăng cường quan hệ với các địa phương, doanh nghiệp để tập trung nghiên cứu những vấn đề mà các địa phương và doanh nghiệp quan tâm. Đồng thời, tăng cường liên kết với các trường trong và ngoài khối ngành, tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm; tiếp tục gắn đề tài nghiên cứu đào tạo tiến sĩ…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đang họp duyệt điểm chuẩn lớp 10

Hà Nội đang họp duyệt điểm chuẩn lớp 10

04 Jul, 09:20 AM

Kinhtedothi – Theo kế hoạch, sáng nay (4/7), Sở GD&ĐT Hà Nội họp duyệt điểm chuẩn lớp 10 năm học 2025 – 2026. Kết quả thi của thí sinh và điểm chuẩn của từng trường sẽ được công bố trong hôm nay.

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

Đại học Quốc gia Hà Nội thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng

03 Jul, 06:30 PM

Kinhtedothi - Việc triển khai chương trình giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội là một bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa các chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ