Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề thi THPT quá khó: Lo ngại bùng nổ luyện thi

Kinhtedothi - Đề thi THPT quốc gia được nhiều chuyên gia, giáo viên đánh giá là quá khó. Thậm chí, một số giáo sư ngành Toán và Hóa còn cho biết, không thể giải hết đề trong thời gian quy định. Điều này tạo áp lực cho thầy và trò lứa học sinh sinh năm 2001.
“Bạc mặt” vì học
Nhìn lại kỳ thi THPT quốc gia 2018, có thể thấy Bộ GD&ĐT đã nỗ lực để kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi được duy trì nghiêm túc. So với kỳ thi THPT trước đây, thí sinh (TS) đã giảm được nhiều áp lực. Thế nhưng, chưa kịp thở phào, TS lại lo lắng đề thi năm nay quá dài và khó.
 Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại trường THPT Yên Viên, Hà Nội. Ảnh:  Chiến Công
Kết quả bước đầu chấm thi bài thi tự luận môn Ngữ văn cho thấy, có rất nhiều điểm liệt. Nhiều giáo viên cho biết, những bài thi điểm 1, điểm 0 là do TS để giấy trắng hoặc chỉ viết vài ba dòng, nhưng sai lạc kiến thức. Cá biệt, còn có TS làm thơ trong bài thi thể hiện sự ngậm ngùi về thân phận. Còn đối với đề thi Toán, GS.TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận xét: “Với 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi. Tôi cũng không tin có thầy cô giáo dạy Toán THPT nào có thể giải kịp 50 câu của đề Toán trong vòng 90 phút. Có rất nhiều câu đòi hỏi phải tính toán trong 10 - 15 phút”.

Để hạn chế những áp lực đối với học sinh, nhiều giáo viên đã kiến nghị Bộ GD&ĐT cần cải tiến một số việc như giảm độ khó, công bố đề minh họa sớm ngay từ đầu năm học. Bộ cũng cần công bố rõ cấu trúc của đề thi, bởi nếu học mà không có cấu trúc sẽ gian truân vô cùng, không hiệu quả.

Ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh chia sẻ: “Theo dõi các kỳ thi hơn chục năm nay, tôi thấy chưa bao giờ có sự phản hồi một cách tiêu cực từ phía TS về đề thi như vậy, kể cả giai đoạn còn thi tự luận”. Vị giáo viên này cho rằng, đề thi gây “sốc” ở chỗ tăng cường câu hỏi và mức độ khó của đề không có lộ trình, mà khó ngay từ đầu. Việc này giống như đưa ra một tảng đá quá nặng để phân biệt người yếu, người khỏe mà tất cả đều không bê được. “Nếu những nhược điểm trên không được khắc phục, năm học tới, thầy và trò lứa 2001 sẽ "bạc mặt" ngay từ đầu năm học” - ông Tùng nói.

Áp lực nặng nề

Có ý kiến cho rằng, đề khó hay dễ không quan trọng, bởi "khó chung, dễ chung", nhưng với cương vị là người trực tiếp dạy học sinh, theo thầy Tùng, đề thi khó sẽ tác động mạnh hơn với những người trong cuộc. Học sinh lứa 2001 và giáo viên chịu áp lực lớn để ôn tập sao cho phù hợp. "Hàng trăm năm nay, ở Việt Nam vẫn là thi thế nào thì học thế đó, đề thi sẽ là định hướng và kéo theo tất cả. Đặc biệt là hiệu ứng xã hội sẽ khiến áp lực thi cử tăng lên. Chúng ta đã làm rất nhiều điều cải tiến thủ tục, kỹ thuật, giảm đi lại vất vả cho TS, nhưng lại quên mất đề thi mới là quyết định” - ông Tùng nói và lo ngại chuyện bùng nổ các lò luyện thi.

Qua 4 năm thực hiện hình thức thi mới, các chuyên gia trong Hệ thống giáo dục Học mãi cũng nhận định, đề thi đang chuyển dần sang xu hướng học để hiểu. Học sinh không chỉ học hoàn toàn trong sách giáo khoa, mà còn cần có kiến thức xã hội, không chỉ học thuộc lòng mà phải học để hiểu vấn đề, không học dàn trải mà nên tập trung vào các từ khóa. Từ đề thi, giáo viên cũng cần thay đổi cách dạy, không chỉ tập trung kiến thức sách giáo khoa, mà cần liên hệ, mở rộng kiến thức xã hội và thực tế. Bên cạnh đó, với việc các đề thi Ngữ văn, tổ hợp Khoa học xã hội có nhiều kiến thức thực tế, mang tính thời sự cao đặt yêu cầu việc dạy và học cần gần gũi cuộc sống. Do vậy, ngoài việc học ở lớp, tiếp thu kiến thức từ thầy cô, học sinh cần quan sát, chọn lọc và xử lý các thông tin đời sống từ những tình huống cuộc sống đến thông tin thời sự, báo chí.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam sinh Hà Nội và hành trình khám phá vẻ đẹp của toán học

Nam sinh Hà Nội và hành trình khám phá vẻ đẹp của toán học

28 Apr, 11:58 AM

Kinhtedothi – Nguyễn Phúc Nguyên, lớp 11G0 Trường THCS – THPT Newton là học sinh duy nhất của Hà Nội, cũng là học sinh đầu tiên của khối trường tư thục vinh dự trở thành thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic toán quốc tế Turkmenistan 2025 và xuất sắc giành huy chương Vàng với số điểm ấn tượng 40/50.

Hà Nội: những tấm gương truyền cảm hứng cho tinh thần học tập suốt đời

Hà Nội: những tấm gương truyền cảm hứng cho tinh thần học tập suốt đời

26 Apr, 04:50 PM

Kinhtedothi – Tinh thần học tập suốt đời không phải là khẩu hiệu mà đã được cụ thể hóa qua nhiều cá nhân, nhiều mô hình. Tại diễn đàn học tập suốt đời năm 2025 với chủ đề “Học tập suốt đời để trở thành người hữu dụng” do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, 3 khách mời là những tấm gương truyền cảm hứng đã có nhiều chia sẻ xúc động và thấm thía về tinh thần học tập suốt đời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ