Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất cấu trúc giáo dục theo hướng phân luồng

Kinhtedothi - Hiệp hội các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) Việt Nam; Hội Khuyến học Việt Nam và Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người vừa trình lên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam bản kiến nghị tái cấu trúc hệ thống giáo dục Việt Nam cho các thập niên đầu thế kỷ XXI.
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam từ sau năm 2015 được chia thành 8 bậc, theo 2 hướng (nghiên cứu và ứng dụng - thực hành). 2 hướng này có 2 bậc chung gồm: Khi các bé học hết giáo dục mầm non sẽ bước vào giáo dục tiểu học (5 năm), THCS (4 năm). Sau đó, hướng nghiên cứu đi tiếp theo con đường THPT (3 năm), ĐH nghiên cứu (4 - 6 năm), Thạc sĩ nghiên cứu (2 năm), TS (2 - 4 năm). Hướng ứng dụng -  thực hành có trung học nghề (3 năm), CĐ thực hành (2 - 3 năm), ĐH ứng dụng (2 - 4 năm), Thạc sĩ ứng dụng (1 - 2 năm).
Giờ học Địa lý của học sinh lớp 12 trường THPT Mê Linh.	 Ảnh: Công Hùng
Giờ học Địa lý của học sinh lớp 12 trường THPT Mê Linh. Ảnh: Công Hùng
Theo ông Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam), có 2 mốc quan trọng để phân luồng người học. Một là, phân chia học sinh sau THCS theo 2 luồng: THPT và trung học nghề. Luồng THPT chủ yếu cung cấp nguồn tuyển cho CĐ và ĐH; luồng trung học nghề chủ yếu cung cấp nhân lực tham gia thị trường lao động và một bộ phận không nhỏ là nguồn tuyển cho CĐ thực hành. Dự tính bước đầu, luồng THPT chiếm không quá 50%, luồng trung học nghề chiếm trên 30% quy mô học sinh tốt nghiệp THCS. Hai là, phân chia học sinh THPT theo 2 luồng: ĐH nghiên cứu và ứng dụng thực hành gồm CĐ thực hành và ĐH thực hành. Thời gian thiết kế cho học sinh từ trung học nghề lên CĐ thực hành là 2 năm, từ CĐ thực hành lên ĐH ứng dụng 2 năm. “Giải pháp này được thực hiện ở nhiều nước để khuyến khích học sinh sau THCS tự nguyện đi theo luồng trung học nghề” - ông Khuyến cho hay.

Và, với cách thiết kế hệ thống giáo dục kiểu này, sự liên thông giữa các trình độ sẽ thuận lợi hơn nếu người học đi đúng luồng. Trường hợp người học cần đi “chéo luồng” thì chấp nhận thời gian học dài hơn hoặc phải bổ sung thêm một vài chứng chỉ kiến thức. Ông Khuyến cho rằng: “So với hệ thống giáo dục hiện tại, sơ đồ mới này không có các “ngõ cụt”. Sơ đồ thể hiện rõ ràng sự phân luồng người học sau THCS và sau THPT, cũng như tính liên thông ở mỗi luồng cho tới trình độ cao nhất. Hy vọng, khi sơ đồ này được thực hiện sẽ đào tạo ra đội ngũ nhân lực đa dạng, đa trình độ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ