Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu thực lĩnh cao hơn?

Kinhtedothi – 8 hiệp hội đề xuất, giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng nền đóng là thu nhập thực tế; đồng thời nghiên cứu giảm tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa thấp hơn mức 75% nhưng lương hưu thực lĩnh của người lao động sẽ cao hơn.

8 hiệp hội đại diện cho nhiều DN trong các ngành hàng chủ lực của Việt Nam sử dụng nhiều lao động có một số ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trong đó 8 hiệp hội có góp ý về tỷ lệ đóng và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nền đóng).

8 hiệp hội đề xuất giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội để người lao động có lương hưu thực lĩnh cao hơn. Ảnh minh họa.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng lao động vẫn giữ như Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, người lao động hàng tháng đóng bằng 8% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động hàng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động.

8 hiệp hội cho rằng đây là tỷ lệ đóng cao so với khu vực và thế giới, cụ thể Malaysia đóng 13%, Philippine 10%, Indonesia 8%, Thái Lan 5%, Myanma2%...

Về nền đóng, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đưa ra hai phương án về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Phương án 1: Tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Phương án 2: Tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm tiền thưởng, các khoản hỗ trợ và trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật lao động.

Theo ý kiến của 8 hiệp hội, phương án 1 tuy có giảm bớt áp lực cho người lao động và người sử dụng lao động từ tỷ lệ đóng cao, nhưng do nền đóng phụ thuộc vào kết quả thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động của từng DN nên lại làm mất đi tính đồng bộ của chính sách, làm mất cân đối giữa các DN, khoảng cách thu nhập của người lao động khi đi làm và về hưu ở nhiều DN rất khác biệt. Phương án 2 cơ bản đóng trên lương thực tế, trừ một số khoản theo quy định của pháp luật, thì tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội như hiện nay và trong dự thảo thì DN không chịu được, giảm khả năng cạnh tranh và người lao động sẽ giảm thu nhập.

Từ những phân tích và nhận định trên, 8 hiệp hội đề xuất:

+ Phương án 1: Đưa tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động về mức đóng của năm 2009, tức là người lao động đóng 5% và người sử dụng lao động đóng 15%, tổng cộng 20%, chứ không phải 25% hiện nay (người sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 8%). Tuy nhiên, nền đóng sẽ không căn cứ vào mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động như hiện nay (đóng đầu vào) mà đóng trên 70% thu nhập thực tế của người lao động (đóng trên đầu ra) như định hướng của Nghị quyết 28-NQ/TW. Như vậy, sẽ khoa học và phù hợp thực tế hơn, thu nhập nhiều – đóng nhiều và thu nhập ít – đóng ít.

+ Phương án 2: Giảm tiếp 20% tỷ lệ đóng so với phương án 1. Nghĩa là người lao động đóng 4% và người sử dụng lao động đóng 12%, tổng cộng 16% nhưng nền đóng sẽ dựa trên thu nhập thực tế, trừ một số khoản không có tính chất lương. Như vậy, nền đóng đã chiếm tới khoảng 90% tiền lương thực tế của người lao động.

“Lựa chọn 1 trong 2 phương án trên sẽ khắc phục được bất cập của tỷ lệ đóng và nền đóng của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nguồn thu bảo hiểm xã hội sẽ không giảm, thu nhập khi đi làm và lương hưu của người lao động không chênh lệch quá lớn, không còn yếu tố chủ quan (thỏa thuận) nên sẽ cân đối giữa các DN. Tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa có thể nghiên cứu quy định thấp hơn mức 75% (như quy định của nhiều nước trên thế giới) nhưng lương hưu thực lĩnh của người lao động sẽ cao hơn” – 8 hiệp hội nêu lý do đề xuất.

8 hiệp hội gửi góp ý này đến Bộ LĐTB&XH – cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là: Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Giày – túi xách Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Rà soát kinh phí tăng thêm gần 15.000 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp

Rà soát kinh phí tăng thêm gần 15.000 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, tiền lương hưu vẫn đủ sống?

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, tiền lương hưu vẫn đủ sống?

Người lao động tìm được việc làm với mức thu nhập cao

Người lao động tìm được việc làm với mức thu nhập cao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

04 Apr, 01:04 PM

Kinhtedothi - Để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và Nhân dân để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

28 Mar, 07:31 PM

Kinhtedothi– Ngày 28/3, GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cùng Đoàn công tác đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân.

TP Đà Lạt: thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình chính sách

TP Đà Lạt: thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình chính sách

28 Mar, 04:22 PM

Kinhtedothi- Ngày 28/3/, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, Bí thư Thành ủy Đà Lạt Đặng Đức Hiệp đã đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đến thăm, tặng quà 7 gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ