Đề xuất mới về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Kinhtedothi – Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ 4 điều kiện.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm và tham gia phiên giao dịch việc làm để sớm quay trở lại thị trường lao động. Ảnh: Trần Oanh.
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật, trừ 3 trường hợp (người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định của Bộ luật Lao động; người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức; người lao động nghỉ việc khi đủ điều kiện hưởng lương hưu).
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đã nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không thuộc một trong các trường hợp sau:
Có việc làm và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tạo Luật Bảo hiểm xã hội;
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, dân quân thường trực;
Đi học tập có thời hạn trên 12 tháng;
Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tạm giam, chấp hành hình phạt từ;
Ra nước ngoài định cư;
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Chết.
Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hàng tháng, người lao động phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho tổ chức dịch vụ việc làm công nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Quy định mới về hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tháng 4/2025
Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-BNV về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/4/2025; trong đó quy định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Dừng chi trả hơn 87.000 trường hợp vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa có việc làm
Kinhtedothi - Toàn hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) cả nước đã phát hiện 87.301 trường hợp lao động có việc làm vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN). Qua đó, kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, tránh hậu quả phát sinh việc phải thu hồi số tiền 319 tỷ đồng.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 70%
Kinhtedothi – Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 65 – 70% và mở rộng đối tượng tham gia BHTN.