Kinhtedothi – Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) xem xét đối tượng công nhân lao động, giáo viên mầm non vào nhóm đối tượng lao động có công việc nặng nhọc, độc hại để giảm tuổi nghỉ hưu.
Điều 169, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) xem xét quy định tuổi nghỉ hưu cho từng nhóm đối tượng. Ảnh minh họa.
Thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Vũ Hồng Luyến – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên cho rằng, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu được tăng dần theo lộ trình đến khi nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi đối với mọi đối tượng lao động chịu tác động trong bộ luật này.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một số ngành nghề đặc thù như công nhân lao động, giáo viên mầm non thì đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc. Khi công nhân lao động làm công việc nặng nhọc dẫn đến giảm sút sức lao động, từ đó năng suất lao động giảm, không đạt hiệu quả cao.
Hiện nay, ở những ngành nghề lao động nặng hay lao động đòi hỏi sự tỉ mỉ, đa số người lao động không thể làm việc đến tuổi nghỉ hưu mà sẽ nghỉ trước tuổi, từ đó họ không được hưởng mức lương hưu tối đa 75% theo quy định.
Do vậy, đại biểu Vũ Hồng Luyến đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh luật theo hướng tách riêng quy định tuổi nghỉ hưu cho từng nhóm đối tượng. Trong đó xét tuổi đối tượng công nhân lao động, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo viên mầm non vào trong nhóm đối tượng lao động có công việc nặng nhọc, độc hại để giảm độ tuổi nghỉ hưu.
Kinhtedothi – Người lao động muốn nghỉ hưu sớm thì chỉ có thể về trước 5 năm và cần xét nghiệm y khoa để chứng minh suy giảm sức khỏe. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2% mức hưởng.
Kinhtedothi - “Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, thượng sĩ Nguyễn Chí Tường - cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TP Hồ Chí Minh) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.
Kinhtedothi - Ngày 25/7, Công đoàn Công ty TNHH Phụ tùng xe máy, ô tô Goshi - Thăng Long đã tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” dành cho hơn 1.300 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại công ty.
Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Điện Biên đang khẩn trương triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ năm 2025. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, đến nay hơn 120 căn nhà đã hoàn thành, mang đến nơi ở khang trang, an toàn cho nhiều gia đình chính sách đúng dịp 27/7.
Kinhtedothi - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những ưu tiên chiến lược của Thủ đô Hà Nội. Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo cơ hội để Hà Nội có chính sách đặc thù, chủ động hơn trong lĩnh vực này.
Kinhtedothi-Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa thắp hương, gửi lời chia buồn sâu sắc với gia đình và mong muốn bố mẹ anh Nguyễn Hữu Toàn giữ gìn sức khỏe, nén đau thương để chăm lo cho cháu Phước, giúp cháu sớm ổn định tinh thần sau mất mát quá lớn...