Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất thành lập trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số cho hợp tác xã

Kinhtedothi - Trong năm 2022, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, TP trên cả nước nghiên cứu, phân bổ kinh phí để thành lập và đưa vào hoạt động một trung tâm có vai trò đầu mối trong hỗ trợ phát triển, nhất là chuyển đổi số cho các HTX.

Theo Liên minh HTX Việt Nam, trong 20 năm qua (2002 – 2021), kinh tế tập thể, HTX ở các tỉnh, TP có sự phát triển về số lượng, quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Các HTX dự kiến còn phát triển nhanh, có nhu cầu rất lớn về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị và cạnh tranh…

Ảnh: Tùng Nguyễn.

Thực tiễn ở địa phương, UBND các tỉnh, TP đã giao cho liên minh HTX cấp tỉnh nhiệm vụ và kinh phí để hỗ trợ các HTX về vốn tín dụng, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực… Đến nay 11 liên minh HTX cấp tỉnh đã được UBND tỉnh, TP hỗ trợ thành lập “Trung tâm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại và dịch vụ khác cho các HTX”, hoạt động rất có hiệu quả. 

 

Đến cuối năm 2021, trên địa bàn Hà Nội có tổng số 1.898 HTX. Đối diện nhiều khó khăn do dịch Covid-19 trong 2 năm gần nhất, tuy nhiên khu vực kinh tế tập thể, HTX vẫn đạt doanh thu bình quân khoảng 2 tỷ đồng/HTX/năm. Hoạt động ổn định của các HTX giúp tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động...

Căn cứ chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật, nhu cầu và thực tiễn hoạt động tư vấn, hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX và tổ hợp tác trên địa bàn cả nước, mới đây, Liên minh HTX Việt Nam đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, TP hỗ trợ về cơ chế, kinh phí, nhân lực, mặt bằng để xây dựng và đưa vào hoạt động “Trung tâm giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư, chuyển đổi số và dịch vụ khác cho các HTX”.

“Trung tâm trực thuộc Liên minh HTX cấp tỉnh sẽ là đầu mối huy động, tập trung và sử dụng các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và thị trường để hỗ trợ có hiệu quả cho phát triển kinh tế tập thể, HTX tại các địa phương…” – nội dung văn bản đề nghị của Liên minh HTX Việt Nam gửi UBDN các tỉnh, TP nêu rõ.

Về phía Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, đơn vị sẽ huy động các nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với Liên minh HTX cấp tỉnh đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác, liên hiệp HTX, đặc biệt về xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực, vốn tín dụng, pháp lý…

“Từ nay đến năm 2025, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào khai thác dự án ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ HTX, liên hiệp HTX và tổ hợp tác trên địa bàn cả nước…” – ông Nguyễn Ngọc Bảo thông tin thêm.

Năm 2022, Hà Nội sẽ chuyển đổi số toàn diện

Năm 2022, Hà Nội sẽ chuyển đổi số toàn diện

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ