Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất thay đổi số năm học phổ thông

Kinhtedothi - Theo dự thảo mới nhất đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Bộ GD&ĐT đề xuất hai phương án xác định lại số năm học của mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Ngày 20/8, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã có phiên họp bàn về các vấn đề giáo dục. Một nội dung quan trọng được đề cập là xác định lại số năm học và mục tiêu giáo dục trong hệ thống giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã có nhiều thay đổi trong Dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Theo đó, dự thảo đưa ra vấn đề xác định lại số năm học của mỗi cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông với 2 phương án khác nhau.

Phương án 1: Giáo dục cơ bản được thực hiện trong 10 năm học (5 năm tiểu học và 5 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp (
THPT) được thực hiện trong 2 năm học.

Phương án 2: Giáo dục cơ bản được thực hiện trong 9 năm học (5 năm tiểu học và 4 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp (
THPT) được thực hiện trong 3 năm học.

Theo Bộ GD&ĐT, ưu điểm của phương án một là thời gian thực hiện giáo dục cơ bản thêm một năm so với hiện nay nên có điều kiện tốt hơn trong việc trang bị kiến thức phổ thông nền tảng; độ tuổi 16 phù hợp hơn so với độ tuổi 15 trong phân luồng sau giáo dục cơ bản. Giáo dục THPT trong 2 năm học so với 3 năm học sẽ thuận tiện định hướng nghề nghiệp hơn, đáp ứng được nhu cầu tăng thêm số phòng học/lớp để phục vụ dạy học tự chọn.

Mặt khác, theo phương án một, giáo dục trung học cơ sở trong 5 năm học (thêm một năm học) sẽ tận dụng cơ sở vật chất đồng thời tăng thêm số lớp, số giáo viên của nhà trường, thuận tiện sinh hoạt chuyên môn và thực trạng giáo dục phổ thông hiện hành cho phép thực hiện. Tuy nhiên, hạn chế của phương án này là nếu thực hiện phải điều chỉnh quy định tại Luật Giáo dục năm 2005 về thời gian của mỗi cấp học giáo dục phổ thông và cơ cấu lại các yếu tố trong hệ thống giáo dục hiện hành.

Phương án 2 có ưu điểm là đảm bảo quy định tại Luật Giáo dục năm 2005 và đảm bảo sự ổn định của hệ thống giáo dục hiện hành. Về hạn chế, Bộ Giáo dục nêu thời lượng 9 năm học dành cho trang bị kiến thức phổ thông nền tảng, đặc biệt là giáo dục hướng nghiệp ở trung học cơ sở còn ít so với yêu cầu mới trong khi giai đoạn định hướng nghề nghiệp 3 năm học ở trung học phổ thông là nhiều.

Hai phương án biên soạn sách giáo khoa

Nằm trong dự thảo về đổi mới Chương trình - sách giáo khoa phổ thông, phần biên soạn sách giáo khoa mới được xác định dựa trên cơ sở một chương trình thống nhất, khuyến khích có nhiều sách theo hướng xã hội hóa. Dự thảo đưa ra hai phương án triển khai bao gồm:

Phương án 1: Bộ GD&ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ SGK; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ SGK hoặc các cuốn SGK khác, nhất là SGK cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Phương án 2: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK, Bộ GD&ĐT chỉ tổ chức biên soạn những SGK mà các tổ chức, cá nhân không đăng ký biên soạn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: tưng bừng ngày hội tuyển sinh đầu cấp

Hà Nội: tưng bừng ngày hội tuyển sinh đầu cấp

01 Jul, 07:12 PM

Kinhtedothi – Tính đến 18 giờ ngày 1/7, ghi nhận chung từ các đơn vị, nhà trường trên địa bàn TP Hà Nội, công tác đăng ký tuyển sinh đầu cấp với học sinh vào lớp 1 diễn ra trong không khí tưng bừng, thuận lợi và thông suốt.

Tìm giải pháp phát huy nguồn lực di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội

Tìm giải pháp phát huy nguồn lực di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội

01 Jul, 02:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức hội thảo “Di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội phục vụ phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô”. Hội thảo thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên, sinh viên - những người luôn yêu mến và quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn hoá của Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ