Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đến 25/8, sẽ kiểm soát được dịch tại các tỉnh Tây Nam Bộ?

Kinhtedothi - Ngoài các biện pháp phòng chống dịch, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý, các địa phương Tây Nam Bộ phải đảm bảo ổn định trật tự an toàn, an sinh xã hội để tới ngày 25/8 kiểm soát được dịch bệnh.
Chiều 18/8, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh phía Tây Nam bộ gồm: Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long để đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 16 và Nghị quyết 86 của Chính phủ. Đây là ngày cuối cùng các tỉnh, TP này thực hiện Chỉ thị 16 giai đoạn 2.
 Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chủ trì cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh phía Tây Nam bộ đánh giá công tác phòng chống dịch.
Để hỗ trợ phòng chống dịch cho 12 tỉnh, TP này, từ cuối tháng 7, Bộ Y tế đã thành lập 4 tổ công tác của Bộ gồm nhiều chuyên gia hàng đầu có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị liên quan của tỉnh, để triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
Báo cáo của Cục Y tế dự phòng cho thấy, từ 27/7 đến nay, 12 tỉnh, TP Tây Nam Bộ ghi nhận 19.754 ca mắc (chiếm 6,8% ca mắc cả nước và 7,5% số ca mắc của 19 tỉnh phía Nam).

5 địa phương có số mắc cao nhất gồm: Đồng Tháp (hơn 5.300 ca), Tiền Giang (hơn 4.800 ca), Cần Thơ (hơn 2.900 ca), Vĩnh Long (gần 1.800 ca) và Bến Tre (hơn 1.300 ca). Trong 7 ngày qua, 5/12 tỉnh có số F0 tăng cao so với 7 ngày trước đó gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang; 7 tỉnh còn lại có F0 giảm.
 

Về tiến độ tiêm chủng, tính tới hết ngày 17/8, 12 tỉnh, TP trên đã tiêm 2.032.709 liều trên tổng số 2.261.000 liều vaccine Covid-19 được phân bổ, đạt gần 90%.

Có 9/12 tỉnh đã hoàn thành trên 88% số vaccine được phân bổ. 3 tỉnh còn lại gồm: An Giang mới đạt 53,6%, Kiên Giang 60% và Trà Vinh 78,2%, nguyên nhân một phần do triển khai công tác tiêm chủng trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Nghị quyết 86 của Chính phủ ban hành ngày 6/8 đặt mục tiêu TP HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9. Các tỉnh, TP khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8.

Nhấn mạnh hôm nay là ngày cuối cùng các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ thực hiện giai đoạn 2 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các địa phương phải triển khai ngay kế hoạch cụ thể triển khai Nghị quyết 86 với mục tiêu tới ngày 25/8 phải kiểm soát được dịch bệnh.

Để kiểm soát được dịch bệnh tại một địa phương (cấp tỉnh/huyện/xã), Thứ trưởng nhấn mạnh 6 vấn đề chính.

Trước hết phải kiểm soát được không cho dịch xâm nhập, kiểm soát không bùng phát dịch từ bên trong. Khi phát hiện F0 phải truy vết nhanh; đẩy nhanh tầm soát xét nghiệm; nâng cao công tác điều trị trong đó phải phân tầng điều trị để giảm tối đa trường hợp tử vong. Cùng đó, địa phương cũng phải đảm bảo ổn định trật tự an toàn, an sinh xã hội.

Theo Công điện mới nhất 1081 ngày 16/8 của Thủ tướng nêu rõ 19 tỉnh, thành phố phía Nam căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động quyết định việc tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị số 16 trên địa bàn toàn tỉnh, TP.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đặc biệt lưu ý các địa phương bám sát thực tiễn, căn cứ theo Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5 về việc đánh giá mức độ nguy cơ theo 4 mức độ, từ đó quyết định áp dụng phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 hoặc 15 hoặc 19.

“Sau khi đánh giá, địa bàn nào tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thì phải thực hiện nghiêm túc, tuyệt đối tránh “chặt ngoài lỏng trong”, đảm bảo hỗ trợ lương thực, thực phẩm để người dân yên tâm ở tại chỗ, không được để người dân tự ý đi ra khỏi vùng cách ly, phong toả” – Thứ trưởng lưu ý.

Đặc biệt, ông yêu cầu các địa phương tập trung cao độ xét nghiệm để nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế nguy cơ “vòng xoáy lây lan” từ cộng đồng sang khu công nghiệp hoặc ngược lại hoặc lây lan trong cộng đồng và các doanh nghiệp…

Để bóc tách nhanh F0, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, từ việc đánh giá khẩn trương các vùng nguy cơ, ông đề nghị UBND 12 tỉnh/thành tỉnh sớm phê duyệt để đưa ra phương án tổng thể, kế hoạch chi tiết xét nghiệm theo từng vùng nguy cơ đã đánh giá, yêu cầu trả lời kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ.

“Việc xét nghiệm càng nhanh, càng thần tốc thì càng nhanh chóng bóc tách F0, giảm lây nhiễm, từ đó giảm quá tải cơ sở điều trị” – ông phân tích.

Nhấn mạnh với 12 tỉnh, TP, Thứ trưởng cho biết khi địa phương còn đáp ứng đủ năng lực cách ly tập trung thì phải đưa F1 cách ly tập trung. Tuy nhiên, để chuẩn bị tình huống số ca bệnh tăng nhanh, kéo theo lượng F1 lớn, Thứ trưởng đặc biệt đề nghị các tỉnh, TP sớm hoàn thiện phương án cách ly F1 tại nhà để trình lãnh đạo Sở Y tế hoặc UBND tỉnh phê duyệt.

Thứ trưởng Tuyên lưu ý các tỉnh, TP phải chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng khi vaccine về tới địa phương trên kế hoạch tiêm chủng tổng thể đã phê duyệt. Các địa phương không hạn chế điểm tiêm, số lượng người tiêm, đảm bảo phòng chống dịch và an toàn tiêm chủng.

“Để thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch trên đây, các tổ công tác của Bộ Y tế cần tham mưu, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chống dịch của tỉnh, mục tiêu đến ngày 25/8 phải kiểm soát được dịch bệnh, sớm đẩy lùi dịch bệnh ở các tỉnh này và trên cả nước” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

07 Jul, 08:12 PM

Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

07 Jul, 07:15 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ