Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đền Bì - ngôi đền linh thiêng của vùng đất Tiên Lãng

Vĩnh Quân - Tiến Bảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đền Bì là một trong "ngũ linh từ" trên đất Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Từ xa xưa, đền Bì đã đi sâu vào tâm thức Nhân dân, là nơi thờ một vị võ tướng oai linh có công trong chiến trận đánh đuổi ngoại xâm.

Đền Bì là một trong "ngũ linh từ" của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Ảnh: Tiến Bảo
Đền Bì là một trong "ngũ linh từ" của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Ảnh: Tiến Bảo

Lễ hội cầu mưa đền Bì (đảo vũ) là một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, tiêu biểu của cư dân nông nghiệp trên vùng đất này.

 Hậu cung đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo
 Hậu cung đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo

Đền Bì có từ thế kỷ 17 thời nhà Lê, thờ 2 đại vương Kim Sơn Linh Ứng và Bản Cảnh Trí Minh có công giúp vua Hùng đánh quân Thục, mở mang bờ cõi.

Đền Bì quay mặt ra sông nhìn phong cảnh rất hữu tình nên thơ. Ảnh: Tiến Bảo
Đền Bì quay mặt ra sông nhìn phong cảnh rất hữu tình nên thơ. Ảnh: Tiến Bảo
Toàn cảnh đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo
Toàn cảnh đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo

Đền Bì quay hướng Bắc, nằm trên gò đất cao, có tên gọi là gò Bì của thôn Tử Đôi, hướng ra cánh đồng mênh mông. Phía trước đền có một đầm nước gọi là đầm Bì rộng lớn, đổ ra sông Thái Bình. 

Năm 2023, lễ hội Ngũ linh từ được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2023, lễ hội Ngũ linh từ được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thần tích - thần sắc làng Vân Đôi, tổng Tử Đôi, huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An (nay là xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng) năm 1938 có ghi "đền Ngài là một trong 5 ngôi đền thiêng ở huyện, tục gọi là đền Bì".

Đền Bì lưu giữ nhiều di vật cổ. Ảnh: Tiến Bảo
Đền Bì lưu giữ nhiều di vật cổ. Ảnh: Tiến Bảo

Đền Bì là một di tích cổ còn giữ được hệ thống một số di vật bằng đá có từ thế kỷ 17, 18 như: voi đá, bát hương đá, cột đá nhang án đá...

Ngôi đền mang nhiều giá trị. Ảnh: Tiến Bảo
Ngôi đền mang nhiều giá trị. Ảnh: Tiến Bảo

Đây là những di vật quý, ít gặp trên vùng đất Hải Phòng. Đền lại nằm trong không gian cảnh quan của một miền quê thuần nông, mang lại nhiều giá trị tinh thần cho Nhân dân và là nơi thư thái tâm hồn cho mỗi ai vãn cảnh về vùng đất này.

Đền Bì khi chiều xuống. Ảnh: Tiến Bảo
Đền Bì khi chiều xuống. Ảnh: Tiến Bảo

Thời kỳ phong kiến, xã Đoàn Lập thuộc địa phận của tổng Tử Đôi, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Vùng đất Tử Đôi hiện nay là một phần trong công cuộc khai hoang lấn bể được thực hiện từ thời nữ tướng Lê Chân. Lúc đầu chỉ có một số ít người của dòng họ Hà, họ Bùi đến ở... Về sau, vào khoảng đầu thời Lê (thế kỷ 15, 16) những dòng người theo các thuyền buôn đến bến Tiên Đôi Nội, Tiên Đôi Ngoại, đường Thung để buôn bán và sinh sống lâu dài lập nên làng xã.

Đền Bì - ngôi đền linh thiêng của vùng đất Tiên Lãng - Ảnh 1

Đền ban đầu chỉ là một miếu thờ được dựng bằng gỗ, lợp lá và bài trí thờ tự đơn sơ, đến thời Hậu Lê được tu sửa lại bằng đá (căn cứ vào di vật, cổ vật có niên đại thời Hậu Lê tại đền). Kiến trúc thời điểm này là một ngôi đền đá. 

Kiến trúc đền Bì vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Tiến Bảo
Kiến trúc đền Bì vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Tiến Bảo

Đền Bì là di tích đã tồn tại từ bao đời nay nhưng gần đây, các nghiên cứu mới đã xác nhận rằng ngôi đền này thờ một vị võ tướng có công lớn trong việc chống lại quân Tống xâm lược dưới thời vua Lê Đại Hành, tuy không rõ chính danh của vị tướng này (chỉ biết tên húy là Hải).

Cổng vào đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo
Cổng vào đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo

Đền Bì là di tích thờ người có công với nước, với dân, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", biết ơn những anh hùng có công đánh giặc cứu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của Nhân dân ta.

Đền Bì thờ vị tướng có công với nước. Ảnh: Tiến Bảo
Đền Bì thờ vị tướng có công với nước. Ảnh: Tiến Bảo

Khi còn sống ông là tướng đánh giặc, khi từ quan về quê, ông cho khai khẩn ruộng hoang, dạy dân trồng lúa phát triển kinh tế nông nghiệp cũng vì đó mà ông được dân gian thờ phụng từ xa xưa, trong tâm linh ông là một vị thần phù trợ cho sản xuất nông nghiệp.

Về với đền Bì là về với cội nguồn. Ảnh: Tiến Bảo
Về với đền Bì là về với cội nguồn. Ảnh: Tiến Bảo

Ông còn cho mở mang dân trí, giáo hóa Nhân dân thuần theo đức thiện... lập công đức nên được Nhân dân tôn vinh.

Nhiều di vật có giá trị vẫn tồn tại mãi với thời gian. Ảnh: Tiến Bảo
Nhiều di vật có giá trị vẫn tồn tại mãi với thời gian. Ảnh: Tiến Bảo

Do thời gian, các di vật này đã bị bào mòn, hư hại, nhiều chỗ bị bong, nứt, vỡ.

Kiến trúc bằng gỗ bên trong đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo
Kiến trúc bằng gỗ bên trong đền Bì. Ảnh: Tiến Bảo

Việc khôi phục giá trị di tích, khôi phục giá trị nguyên bản của hội bơi đầm Bì gắn với phát triển du lịch và dịch vụ nhằm góp phần phát triển kinh tế địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu các di tích tín ngưỡng có quan: đền Bì, đền Canh Sơn, đình Tử Đôi, Trần tộc đường... gắn với các di tích trong huyện để xây dựng tuyến tham quan du lịch, hình thành tuyến du lịch tâm linh.

Gian thờ chính trong đền. Ảnh: Tiến Bảo
Gian thờ chính trong đền. Ảnh: Tiến Bảo
Ngôi đền mang nhiều giá trị. Ảnh: Tiến Bảo
Ngôi đền mang nhiều giá trị. Ảnh: Tiến Bảo