Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đền Hùng vắng vẻ trước ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023

Kinhtedothi - Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị ngày 27/4 (tức ngày 8 tháng 3 âm lịch), Khu di tích lịch sử đền Hùng khá vắng vẻ dù các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch.
Lễ hội đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ 2023 và các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam được diễn ra đến hết ngày 29/4.
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị trong ngày 27/4, người dân thập phương đã hành hương về Khu di tích lịch sử đền Hùng để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.
Tuy nhiên, lượng người đến không đông so với dự kiến. Theo Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng Lê Trường Giang, để chuẩn bị tốt nhất cho việc đón triệu người con về dâng hương, Khu di tích đã chỉnh trang, cải tạo cảnh quan; quy hoạch hàng quán, dịch vụ; lên nhiều phương án đảm bảo an toàn về mọi mặt trong thời gian diễn ra Lễ hội.
Lượng người thưa thớt theo từng thời điểm tại cổng đền Hùng. 
 
Lượng người di chuyển từ phía cổng đền Hùng lên đền Hạ, đền Trung và đền Thượng dâng hương.
Chia sẻ với phóng viên, anh Hoàng Ngọc Phong (Phong Châu, Phú Thọ) cho biết, gia đình anh tổ chức đi dâng hương từ trước ngày chính lễ để tránh đông đúc, chen lấn.
"Dâng hương tại đền Hùng đã trở thành nét đẹp hàng năm mỗi khi đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Nhiều năm qua, lượng người về đền Hùng ngày chính lễ đông, nhất là năm nay lại trùng dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 nên gia đình tôi luôn lựa chọn đi trước” – anh Hoàng Ngọc Phong cho biết.
Người dân thập phương dâng hương tại Khu di tích lịch sử đền Hùng sáng 27/4. Theo ghi nhận, vẫn còn đó tình trạng bỏ tiền lẻ khi dâng hương khu vực đền Hạ.
Bên cạnh đó, tình trạng đốt vàng mã vẫn còn phổ biến. 
 
Theo Ban Quản lý Khu di tích lịch sử đền Hùng, dự kiến ngày chính lễ 10/3 Âm lịch, Khu di tích sẽ đón lượng khách đông đảo. Những phương án đã được lên chi tiết để sẵn sàng đảm bảo công tác an toàn trật tự cũng an toàn đối với chính người dân.
"Để tránh tình trạng chen lấn, đông đúc, người dân tránh khung giờ 7 – 9 giờ  sáng ngày 10/3 âm lịch. Nếu đến đền Hùng vào thời điểm này, người dân có thể dâng hương tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ" - Giám đốc Khu di tích lịch sử đền Hùng Lê Trường Giang nhấn mạnh.
Năm 2023, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện gắn mã QR code tại các điểm di tích lịch sử để tuyên truyền, quảng bá du lịch theo hướng thông minh, hiện đại. Mã QR code được  bố trí tại các khu vực cổng đền, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng và đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Bên cạnh đó, bảng thông tin về lượng khách tại các điểm dâng hương được cập nhật tại chân núi Nghĩa Lĩnh giúp người dân thập phương có thể nắm bắt tình hình trước khi lên dâng hương tại Khu di tích.
Ngoài ra, xe điện cũng được huy động để phục vụ người dân thập phương và cam kết không tăng giá.
Chính thức khai mạc Lễ hội Đền Hùng

Chính thức khai mạc Lễ hội Đền Hùng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc Lễ hội bơi Đăm truyền thống

Đặc sắc Lễ hội bơi Đăm truyền thống

06 Apr, 09:58 PM

Kinhtedothi - Chiều 6/4, tại di tích đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm chính thức khai mạc Lễ hội bơi Đăm truyền thống 2025 - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nam Định: ngày hội truyền thống Phở Vân Cù năm 2025

Nam Định: ngày hội truyền thống Phở Vân Cù năm 2025

06 Apr, 09:56 PM

Kinhtedothi - Trong 2 ngày 6 và 7/4, tại nhà văn hóa thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã diễn ra chuỗi các hoạt động Ngày hội truyền thống Phở Vân Cù năm 2025 nhằm tôn vinh và phát huy giá trị của nghề phở - niềm tự hào của quê hương Nam Định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ