80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đến năm 2030, Hà Nội sẽ vào top 3 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số

Kinhtedothi - Đây là một trong những mục tiêu chính được Hà Nội đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo thông tin từ Sở TT&TT Hà Nội, cơ quan này đã trình UBND TP dự thảo Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.  Mục tiêu của Chương trình là đưa Hà Nội phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao, tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng Chính quyền số là một trong những ưu tiên hàng đâu của TP Hà Nội
Theo dự thảo, từ nay đến 2030, Hà Nội sẽ thực hiện song song, vừa phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.
Đến năm 2025, Hà Nội đề ra mục tiêu lọt vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo và an toàn - an ninh mạng. Và tới 2030, vị trí của Hà Nội sẽ là một trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về những chỉ số trên. Bên cạnh đó là đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu (Data Science) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Để thực hiện các mục tiêu lớn này, Hà Nội sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính gồm: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Với các giải pháp cụ thể về các mảng: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển Hạ tầng và nền tảng số; Thông tin và Dữ liệu số; Hoạt động chuyển đổi số; An toàn, an ninh mạng; Đào tạo và phát triển nhân lực.
Cụ thể, TP Hà Nội đặt ra các chỉ tiêu như 100% hồ sơ công việc tại cấp TP, cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Hoàn thành quá trình chuyển đổi số cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng của TP. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đối với phát triển kinh tế số, tới 2030, Hà Nội xác định thành phần này sẽ chiếm trên 40% GRDP của TP. Năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm. Dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, 5G sẽ được phổ cấp. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Đồng thời, Hà Nội sẽ là Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ