Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đến năm 2030, Quảng Trị sẽ hình thành trên 8.300ha vùng Trẩu nguyên liệu

Kinhtedothi- Với ưu điểm về khả năng sinh trường và cho nguồn thu nhập khá, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu Trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông, giải đoạn 2023-2026 và định hướng đến năm 2030.

Theo thống kê, hiện huyện Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị) có gần 2.950ha rừng Trẩu, trong đó có đến gần 2.700ha rừng trồng tập trung, chiếm khoảng 21,3% tổng diện tích cây tồng Trẩu trên cả nước (13.850ha). Trong đó, có đến 98% diện tích đã cho thu hoạch, nhiều diện tích cho năng suất cao, ổn định.

Sản phẩm lưu thông được tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là hạt Trẩu với tổng sản lượng khoảng 1.000 tấn/ năm và phần lớn hạt Trẩu được xuất đi thị trường Trung Quốc.

Cây Trẩu dễ phát triển trên vùng đất huyện Hướng Hóa, Đakrông của tỉnh Quảng Trị và được người dân trồng quanh nhà tăng thêm thu nhập nhưng vẫn manh mún, nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, hoạt động thu hoạch, sơ chế quả Trẩu hiện nay diễn ra chủ yếu tự phát, manh mún, thủ công, chưa đúng kỹ thuật… đôi khi ảnh hưởng đến tính bền vững của rừng và trật tự an toàn xã hội địa phương. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến các sản phẩm từ Trẩu.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Quảng Trị đã bàn hành Kế hoạch phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu Trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông, giải đoạn 2023-2026 và định hướng đến năm 2030. Từ đó, tập trung phát triển cây Trẩu theo hướng ổn định, lâu dài, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung, quy mô hợp lý gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ dầu Trẩu.

Đồng thời, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm từ cây Trẩu, nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng và cải thiện đời sống đồng bào vùng cao.

Theo Kế hoạch, đến năm 2030, Quảng Trị sẽ hình thành hơn 8.300ha rừng Trẩu nguyên liệu và có 2.000 hộ gia đình tham gia trồng, phát triển, thu hoạch Trẩu, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Mục tiêu hình thành được vùng nguyên liệu quy mô hàng hóa lớn, phát triển đa dạng các mặt hàng, đồng nhất về quy trình, chất lượng sản phẩm, gắn chặt chẽ chế biến vơi tiêu thụ, tạo liên kết chuỗi ổn định, bền vững.

Cụ thể, giai đoạn 2023-2026, bảo vệ và duy trì ổn định, nâng cao chất lượng gần 2.950ha rừng Trẩu hiện có, phấn đấu đạt năng suất từ 3 tấn quả tươi/ ha trở lên. Tạo giá trị thu nhập từ rừng Trẩu tăng từ 20% trở lên so với hiện tại, có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng. Trong đó, diện tích rừng Trẩu lấy quả có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 1.000ha.

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Trị sẽ hình thành vùng nguyên liệu tập trung khoảng 8.320, hàng năm cung cấp 4.000 tấn hạt Trẩu chất lượng cao, phục vụ cho sơ chế, chế biến và xuất khẩu. Diện tích rừng Trẩu lấy quả có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt từ 5.000ha trở lên. Tối thiểu có 2.000 hộ gia đình tham gia gây trồng và phát triển Trẩu.

Cùng với đó, xây dựng các vườn ươm nhân giống cây Trẩu, lựa chọn giống có năng suất vượt tối thiểu 15%, chất lượng cao và hàm lượng tinh dầu vượt trội tối thiểu 5% so với đại trà. Trồng mới bình quân 500ha/ năm, hình thành được khoảng 5.000ha vùng nguyên liệu tập trung, hàng năm cung cấp 2.000 tấn hạt Trẩu phục vụ cho sơ chế, chế biến và xuất khẩu.

Hình thành các cơ sở sơ chế, chế biến gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại, công suất trung bình 500-1.000 tấn/ năm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm từ cây Trẩu trong và ngoài nước, hình thành nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc về cây Trẩu gắn với phát triển du lịch sinh thái địa phương.

Theo Kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Trị, tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2023 – 2026 dự kiến là 16,26 tỷ đồng, trong đó kinh phí ngân sách, các chương trình, dự án là 13,53 tỷ đồng, nguồn vốn huy động là 2,73 tỷ đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

22 May, 02:04 PM

Kinhtedothi - Mùa nhung hươu ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mang về cho người dân nguồn thu nhập hàng trăm tỷ đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ