Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Di tích cách mạng: Lưu giữ vẹn nguyên hình ảnh về Bác

Kinhtedothi - Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, cách mạng gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua nhiều năm, những di tích ấy vẫn đang được bảo tồn, phát huy giá trị, trở thành “địa chỉ đỏ” đề lớp lớp Nhân dân đến thăm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Người.
 Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch. Ảnh: Văn Phúc
Quy hoạch từng gốc cây, mảnh vườn
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), chúng tôi có dịp vào thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ở đó, ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị nằm bên hồ nước trong xanh, giữa vườn cây trái xanh mát đã trở thành hình ảnh thân thương của mỗi người con đất Việt khi đến thăm nơi này. Bên trong ngôi nhà, từng vật dụng như chiếc chiếu cói, mũ, bàn làm việc... đều toát lên phong cách sống giản dị của Bác.
Trải qua bao biến động lịch sử và thời gian chiến tranh ác liệt, Khu di tích vẫn liên tục đón khách tham quan trong nước và quốc tế để tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng và cuộc sống đời thường của Bác.
Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Nguyễn Văn Công
Nhìn lại chặng đường hơn nửa thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị di tích, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Nguyễn Văn Công cho biết, sau khi Bác Hồ qua đời, quần thể di tích lịch sử - văn hóa - danh nhân được hình thành trong khu vực Phủ Chủ tịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tất cả cảnh quan, hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và hoạt động của Người trong 15 năm cuối đời được bảo vệ, bảo quản, giữ gìn gần như nguyên trạng. Toàn bộ không gian khu vực đã được định vị chính xác trên bản đồ cho từng ngôi nhà, gốc cây, mảnh vườn đến đường đi, lối mòn... và được quy hoạch cụ thể, chi tiết. Từng điểm di tích đều đánh dấu sự kiện đáng nhớ và mang ý nghĩa nhất định tại từng thời khắc quan trọng của Bác.
Ngoài ra, Hà Nội còn nhiều di tích và điểm lưu niệm Bác Hồ. Nổi bật có thể kể đến di tích 48 Hàng Ngang. Ngôi nhà nằm giữa khu phố cổ Hà Nội này là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tháng 8/1945. Tại đây, Người đã viết bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày nay, di tích vẫn được chính quyền và Nhân dân Thủ đô đầu tư tu bổ, tôn tạo, gìn giữ nguyên trạng. Cùng với di tích 48 Hàng Ngang, Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc (Hà Đông), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946 và nhiều địa chỉ đỏ khác trở thành kho sử liệu có giá trị trực quan sinh động, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phát huy giá trị di tích
Vào những dịp lễ trọng đại của dân tộc như: Thành lập Đảng 3/2, Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4; sinh nhật Bác 19/5, Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 có rất đông người đến tham quan các điểm di tích lịch sử, cách mạng gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Người. Song, ở nhiều di tích xa trung tâm Hà Nội, lượng khách thường xuyên thì chưa nhiều.
Ông Trần Văn Cao tại xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, người xây dựng Phòng lưu niệm Bác Hồ tư nhân chia sẻ: “Vào các ngày lễ, kỷ niệm, Nhân dân và học sinh đến tham quan, học tập nhiều, có khi thiếu chỗ để đón tiếp. Nhưng vào những ngày thường lượng khách không nhiều”. Nguyên nhân do Phòng lưu niệm Bác Hồ của ông Trần Văn Cao ở xa trung tâm Hà Nội chưa có biển chỉ dẫn. Bên cạnh đó, gia đình ông Cao cũng chưa nhận được nhiều hỗ trợ của các đơn vị để chuyên nghiệp hóa công tác trưng bày. Hướng dẫn thuyết minh, máy phát thanh... còn đơn sơ. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều di tích lịch sử tư nhân về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các khu dân cư, làng, xã.
Theo một số chuyên gia, để bảo tồn và phát huy hệ thống di tích này cho tương xứng với tầm ý nghĩa và sự kính yêu của Nhân dân dành cho lãnh tụ Hồ Chí Minh cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành. Đơn vị quản lý các di tích, điểm lưu niệm cần phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về giá trị ý nghĩa, lịch sử của di tích. Đồng thời, cơ quan chức năng cần quan tâm đào tạo, nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn, bảo tàng, thuyết minh. Có như vậy, các di tích lịch sử, cách mạng gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới phát huy hết giá trị vốn có.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bình Dương dự kiến sau sáp nhập còn 36 xã, phường

Bình Dương dự kiến sau sáp nhập còn 36 xã, phường

14 Apr, 07:28 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/4, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II; lấy ý kiến về đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã.

Quảng Nam ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam ban hành kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

14 Apr, 05:38 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng giao Sở Nội vụ chủ trì tiếp nhận, tổng hợp, xử lý các vấn đề liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cũng như kịp thời hướng dẫn, giải đáp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nghỉ hưu theo nguyện vọng

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nghỉ hưu theo nguyện vọng

14 Apr, 04:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 14/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội nghị chuyên đề lần thứ 114 và công bố quyết định của Ban Bí thư về việc đồng ý để Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 15/4.

50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

50 năm tự hào ngọn lửa Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam

12 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/4, Câu lạc bộ (CLB) Truyền thống kháng chiến Đoàn Thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam tổ chức họp mặt truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), với chủ đề “50 năm tự hào sáng mãi ngọn lửa thanh niên”.

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

Hoàn thiện hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN

11 Apr, 08:06 PM

Kinhtedothi - Sáng 11/4, tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nam Định về công tác bảo tồn đa dạng sinh học và tiến độ hoàn thiện hồ sơ đề cử VQG Xuân Thủy trở thành Vườn di sản ASEAN.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ