Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng lậu

Kinhtedothi - Nếu để xảy ra hiện tượng hàng giả, hàng lậu ở địa phương nào thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm, các lực lượng chức năng phải đẩy mạnh kiểm tra, xử lý triệt để. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Hội nghị triển khai thực hiện công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày (21/5).

Vi phạm diễn biến phức tạp

Thông tin từ Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 TP Hà Nội cho thấy, từ đầu tháng 5 đến nay, các lực lượng chức năng qua kiểm tra đã phát hiện xử lý 444 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất tiêu thụ hàng giả. Đặc biệt, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã phát hiện đường dây sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả với số lượng lên tới 100 tấn, trị giá trên 77 tỷ đồng.

Mặc dù lực lượng chức năng đã tích cực kiểm tra, kiểm soát thị trường nhưng hoạt động buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… vẫn diễn biến phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Đại diện Công an TP Hà Nội, Đại tá Thành Kiên Trung thông tin, mặc dù lực lượng chức năng đã kiểm tra, kiểm soát quyết liệt, song việc quản lý thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn do gặp nhiều bất cập trong các quy định của pháp luật.

Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự công bố sản phẩm, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp (DN) tự công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Một số DN đã lợi dụng cơ chế này để làm ăn phi pháp.

Với cơ chế tự công bố, DN có thể tự công bố và sản xuất mà không cần cơ quan quản lý nhà nước thẩm định hồ sơ. Lợi dụng sự thông thoáng này, nhiều DN tự công bố sản phẩm nhưng số lượng sản xuất kinh doanh thực tế không đúng với số lượng đã công bố, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, hậu kiểm. Theo quy định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố đươc xác định là hàng giả. Lợi dụng quy định này, DN chỉ cần đạt chỉ tiêu chất lượng 71% sẽ không bị xác định là hàng giả. Vừa qua Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả các loại dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai, doanh thu gần 500 tỷ đồng. Trong đó, có khoảng 10% trong 573 nhãn hiệu sữa giả được công bố chất lượng tại Chi cục An toàn thực phẩm Hà Nội, còn lại công bố ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc là minh chứng việc DN lách luật" - Đại tá Thành Kiên Trung nêu ví dụ

Phản ánh những khó khăn trong quá trình ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, Đội trưởng đội quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) Kiều Đình Cảnh cho biết, hiện quản lý thị trường chỉ được phép kiểm tra, kiểm soát nhóm hàng dược phẩm, thuốc cổ truyền, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng… do Bộ Y tế quản lý trên khâu lưu thông. Nhưng không được kiểm tra định kỳ hay hậu kiểm đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng trên, mà chỉ có thể tiến hành kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có tâm lý chấp nhận mua hàng nhái vì giá rẻ, dẫn đến việc ngăn chặn hàng giả không dễ dàng.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ vòng bi giả mạo nhãn hiệu SKS tại Khu đô thị Văn Phú, Quận Hà Đông. Ảnh: Hoài Nam

Siết chặt kiểm tra kiểm soát thị trường

Nhận định trong thời gian sắp tới tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ và vận chuyển trái phép hàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp, để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả… tại hội nghị các đại biểu có chung đề xuất, cần quy định rõ trách nhiệm của lực lượng, cơ quan chủ trì kiểm tra ngăn chặn hàng lậu, hàng giả.

Đại diện Chi cục Hải quan khu vực 1 cho biết, thời gian tới đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu; hành lý, phương tiện xuất nhập cảnh theo các tuyến, địa bàn, mặt hàng. Trong đó tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như: quần áo, giày dép túi xách... giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng; máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định, linh kiện điện tử, đồ gia dụng; phụ tùng ô tô, xe máy, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng, thuốc tây... để gia công, sản xuất xuất khâu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, gian lận xuất xứ nhằm mục đích buôn lậu, trốn thuế.

Đồng tình với ý kiến này, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Trịnh Quang Đức thông tin, lực lượng quản lý thị trường sẽ đẩy mạnh nắm tình hình, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, nhóm hàng trọng điểm, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả… “Hiện nay có hiện tượng những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đã tham gia quảng cáo, livestream, tiếp thị sản phẩm nhưng lại không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm mà họ quảng bá. “Đề nghị trong thời gian tới cơ quan chức năng đưa ra những quy định về trách nhiệm của những người này trong quá trình quảng bá sản phẩm. Các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội như Shopee, Lazada, Tiktok, Facebook, Zalo… cam kết không để xảy ra tình trạng lợi dụng thương mại điện tử, mạng xã hội kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ…” - ông Đức kiến nghị.

Lực lượng QLTT Hà Nội triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp, hô biến sạc điện thoại “rởm” thành hàng chính hãng Samsung tại 141 Lạc Long Quân, Nghĩa Đô, Cầu Giấy. Ảnh: Hoài Nam

Trước nhưng kiến nghị, đề xuất của lực lượng chức năng, phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu, các lực lượng chức năng hoàn thiện đầy đủ các cơ chế, chính sách; chủ động kiểm tra, kiểm soát, xử lý qua đó hạn chế tối đa các vụ buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả.

Các lực lượng chức năng cần tăng cường phối hợp kiểm tra thị trường, đồng thời thông tin kịp thời tới các cơ quan thông tấn, báo chí phản ánh tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công khai những đối tượng vi phạm, đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý kịp thời các tin báo về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

“Thời gian tới các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, công an, Sở Công Thương, Hải quan… đẩy nhanh việc hoàn thiện lại quy chế kiểm tra, giám sát, ban hành kế hoạch kiểm tra cao điểm hàng giả, hàng lậu trong đó chủ trọng đến lĩnh vực thương mại điện tử. Phân công cụ thể trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, cá nhân, siết chặt sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng. Đặc biệt, triển khai thực hiện Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ" - Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp Việt

Chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp Việt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thắng cảnh Bàu Trắng: “Tiểu sa mạc Sahara” ở tỉnh Bình Thuận

Thắng cảnh Bàu Trắng: “Tiểu sa mạc Sahara” ở tỉnh Bình Thuận

22 May, 05:11 PM

Kinhtedothi - Thắng cảnh Bàu Trắng xung quanh được bao bọc bởi các triền cát rộng mênh mông chạy dài xen lẫn với nhiều cây rừng thấp. Với sự kết hợp kỳ diệu của thiên nhiên giữa hồ nước và những dải cồn cát nơi vùng đất hoang sơ, nơi đây được ví như là “tiểu sa mạc Sahara” ở Bình Thuận.

Giá xăng giảm nhẹ từ chiều 22/5

Giá xăng giảm nhẹ từ chiều 22/5

22 May, 02:55 PM

Kinhtedothi - Từ 15 giờ chiều nay (22/5), giá xăng giảm nhẹ chưa đến 100 đồng/lít đối với Ron 92 và Ron 95; ngược lại giá các mặt hàng dầu đồng loạt tăng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ